Nghịch lý: Tốt nghiệp trường top rồi đi làm lễ tân, phục vụ lương “ba …

5 mins read
Nghịch lý: Tốt nghiệp trường top rồi đi làm lễ tân, phục vụ lương “ba …

Theo học trường tốt, ra đời có một công việc lương cao, đúng sở thích và có lộ trình thăng tiến là ước mơ của hầu hết mọi bạn trẻ. Nhưng trong xã hội quá mức cạnh tranh và luôn thay đổi không ngừng như hiện nay, ước mơ đó không hề dễ dàng. Cuộc sống quá áp lực thậm chí đã tạo ra cả một thế hệ thanh niên thực hành xu hướng sống “nằm phẳng”, tức buông xuôi làm việc, không còn muốn phấn đấu vì sự nghiệp.

Trên mạng xã hội Trung Quốc từng nổi lên một cuộc tranh luận xoay quanh câu chuyện một cô gái tốt nghiệp Đại học Chiết Giang – trường đại học trong top 5 toàn quốc vì không thể chịu nổi bầu không khí cạnh tranh khắc nghiệt hàng ngày ở công ty nên đã bỏ việc đi làm nhân viên lễ tân ở một công ty nhỏ. Cô sẵn sàng từ bỏ mức lương cao và danh tiếng đang có ở công ty cũ, vốn là một doanh nghiệp lớn để nhận mức lương tháng 5.000 nhân dân tệ (hơn 16 triệu đồng). Mức lương lễ tân mới chỉ vừa đủ sống ở Trung Quốc nhưng cuộc sống của cô không có áp lực công việc, có nhiều thời gian rảnh rỗi cho sở thích cá nhân.

Nghịch lý: Tốt nghiệp trường top rồi đi làm lễ tân, phục vụ lương ba cọc ba đồng cho... dễ thở - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một số người cho rằng sự lựa chọn buông bỏ của cô gái là phí phạm tài năng và lười biếng. Những sinh viên được nhận vào Đại học Chiết Giang có điểm rất cao và được các doanh nghiệp “trải thảm đỏ” chỉ sau sinh viên Thanh Hoa và Bắc Đại. Với người mới ra trường, việc kiếm được 10.000 nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng) mỗi tháng dường như là chuyện dễ dàng đối với sinh viên Đại học Chiết Giang.

Nhưng trên thực tế, hiện nay, hầu hết những người kiếm được mức lương này đều phải chịu áp lực công việc rất lớn, ngay cả khi nó không phải thu nhập quá cao tại Trung Quốc. Tình hình kinh tế khó khăn khiến các bạn trẻ phải chịu áp lực công việc khổng lồ, thường xuyên tăng ca nhưng lương vẫn chỉ vừa đủ sống. Cô gái trong câu chuyện đã phải dành 4 năm học hành rất chăm chỉ, vất vả mới có thể tốt nghiệp. Nhưng khi ra trường đi làm, cô ấy phải chịu áp lực rất lớn, lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng, trạng thái tâm lý rơi vào bế tắc. Để tự chăm lo cho sức khỏe tinh thần của mình, lựa chọn làm lễ tân – dù bị đánh giá là hèn nhát, lười biếng của cô vẫn được ủng hộ.

Quan niệm về hạnh phúc và sự theo đuổi giá trị của mỗi người là khác nhau. Không phải ai cũng theo đuổi tiền tài, danh vọng, thu nhập cao hay địa vị xã hội. Một số người chỉ đơn giản là thích theo đuổi sự thoải mái và bình yên trong tâm hồn. Có người thích nhà lầu xe hơi thì cũng có người thích trồng cây dệt vải. Đặc biệt, việc đặt sức khỏe tinh thần của mình trên trước nhất không bao giờ đáng bị lên án.

Nghịch lý: Tốt nghiệp trường top rồi đi làm lễ tân, phục vụ lương ba cọc ba đồng cho... dễ thở - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tất nhiên, cách nghĩ đó cũng bị một số người cho là an phận hoặc quá mơ mộng. Dẫu thế nào, chúng ta không thể mặc kệ và bỏ qua thử thách, áp lực trong cuộc sống thực. Ngay cả khi một số bạn trẻ tạm thời từ bỏ công việc lương cao nhưng có lẽ, sau một thời gian “hồi phục”, họ cũng sẽ tiếp tục có những kế hoạch cho tương lai. Ví dụ, trong thời gian làm lễ tân rảnh rỗi, cô ấy có thể đi học thêm, nâng cao kỹ năng và kiến thức để có thể phát triển tốt hơn trong sự nghiệp tương lai.

Sau tất cả, chúng ta nên tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người. Dù bản thân chọn cách sống nào hay thấy người khác chọn cách sống nào, chúng ta cũng nên hiểu và bao dung, thay vì mù quáng coi thường, chế giễu hay phán xét dựa vào góc nhìn một chiều của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog