Ngoài điện thoại và TV, có 4 thứ hủy hoại thị lực của trẻ mà cha mẹ không để ý tới
Không khó để nhận thấy trẻ em ngày nay bị cận từ rất sớm, ngoài điện thoại, TV thì còn nhiều thứ khác ảnh hưởng xấu tới thị lực của trẻ.
- Thí sinh bị cận thị vẫn có thể đăng ký xét tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân
- “Sống chung với gọng kính” – nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người cận thị
- Hội cận thị đeo kính, thử một lần bỏ kính ra xem chúng bạn có trầm trồ về nhan sắc của bạn không?
Trong xã hội hiện đại, ở nhiều gia đình điện thoại, TV, iPad… trở thành một phần không thể thiếu đối với trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, những sản phẩm điện tử này không phải là “thủ phạm” làm hỏng thị lực của con mình. Nhưng thực tế không phải vậy, một số thứ có thể gây tổn hại lớn hơn đến thị lực của trẻ.
4 thứ ảnh hưởng xấu tới thị lực của trẻ
1. Thói quen xấu có hại cho mắt
Việc để mắt ở khoảng cách gần như nhìn chằm chằm vào sách, màn hình điện tử, đồ chơi,… trong thời gian dài sẽ khiến cơ mắt bị mỏi, khô mắt. Ngoài ra, tư thế nhìn không đúng như cúi xuống dùng điện thoại, đọc sách, ngồi sai tư thế cũng có thể gây tổn hại thị lực.
2. Môi trường xấu
Môi trường không đủ hoặc quá sáng có thể gây tổn hại đến thị lực của trẻ. Mắt trẻ sẽ bị tổn thương nếu tiếp xúc với môi trường thiếu sáng trong thời gian dài. Tương tự, ánh sáng quá mức có thể gây kích ứng mắt trẻ và làm suy giảm thị lực.
3. Thiếu hoạt động ngoài trời
Trẻ em ngày nay dành phần lớn thời gian ở trong nhà và thiếu các hoạt động ngoài trời. Thói quen này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn có thể tác động tiêu cực đến thị lực.
Các hoạt động ngoài trời có thể giúp mắt trẻ được nghỉ ngơi tốt đồng thời mang lại nhiều ánh sáng và kích thích thị giác tốt hơn.
4. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và cân bằng
Sự phát triển thị giác của trẻ cần được hỗ trợ từ nhiều chất dinh dưỡng đa dạng như vitamin A, C, E, kẽm… Tuy nhiên, một số trẻ em có hiện tượng mắt nhìn kém mà nguyên nhân dẫn tới là do ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo, chế độ dinh dưỡng không cân đối.
Thói quen ăn uống như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của võng mạc và mô mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ thị lực của trẻ?
– Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Thời gian dành cho các thiết bị điện tử cần được kiểm soát vừa phải, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử, trẻ từ 3-5 tuổi nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử dưới 1 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, có thể giới hạn thời gian sử dụng hợp lý để tránh sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử.
– Kiểm tra thị lực thường xuyên
Cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ nhãn khoa định kỳ để khám mắt. Điều này cho phép phát hiện và điều trị sớm mọi vấn đề về thị lực, tránh tình trạng xấu thêm.
– Cung cấp môi trường đọc phù hợp
Cung cấp cho trẻ một môi trường đọc sách thoải mái, sáng sủa và đảm bảo có đủ ánh sáng. Khi đọc sách, trẻ nên ngồi đúng tư thế để tránh mỏi mắt, gây cận thị.
– Khuyến khích các hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời rất quan trọng cho sự phát triển thị giác của trẻ. Ánh sáng tự nhiên từ Mặt trời có thể giúp ngăn ngừa cận thị và cải thiện khả năng nhìn xa của con trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn như chạy, đạp xe, chơi bóng, leo núi.
– Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn của trẻ cần được cân bằng và giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A , C, E và chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt và bảo vệ thị lực.
Một số thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, cam, quả việt quất, rau lá xanh và cá.
– Giáo dục trẻ sử dụng đúng cách thiết bị điện tử
Cha mẹ nên giáo dục con mình sử dụng đúng cách các thiết bị điện tử. Điều này bao gồm ngồi đúng tư thế, duy trì khoảng cách thích hợp và cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên.
Trẻ em nên nghỉ giải lao sau mỗi 20 phút dùng thiết bị điện tử, thực hiện các bài tập thư giãn cho mắt như chớp mắt, nhắm mắt, nhìn vào khoảng không có nhiều cây xanh.
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm
Sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ và thị lực của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, đảm bảo không sử dụng ít nhất 1 giờ.