Ngoài TP.HCM, Việt Nam vừa có thêm nơi này được UNESCO công …

9 mins read
Ngoài TP.HCM, Việt Nam vừa có thêm nơi này được UNESCO công …

Ngoài TP.HCM, Việt Nam vừa có thêm nơi này được UNESCO công nhận là “thành phố học tập toàn cầu”

Đông, Theo Phụ nữ số 19:00 15/02/2024

Chia sẻ

Việt Nam vừa có thêm 2 thành phố tham gia “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO.

  • UNESCO đề xuất cấm điện thoại thông minh trong lớp học
  • Hành trình trở thành đại sứ truyền cảm hứng UNESCO của nữ sinh BTEC FPT
  • UNESCO: Gần 400 triệu học sinh trên thế giới buộc phải nghỉ học kéo dài do Covid-19

Ngày 14/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã tổ chức sự kiện “Empowering Learners of All Ages: UNESCO Learning Cities Transform Lives” (Tạm dịch: Trao quyền cho người học ở mọi lứa tuổi: Các thành phố học tập của UNESCO thay đổi cuộc sống – PV).

Tại đây, sự kiện đã công bố danh sách 64 thành phố đến từ 35 quốc gia được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”, trong đó có hai thành phố của Việt Nam là TP.HCM và TP Sơn La (Sơn La).

“Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO là một mạng lưới quốc tế bao gồm các thành phố – nơi đã thúc đẩy thành công việc học tập suốt đời trong cộng đồng của họ. Các thành phố học tập mới này đã lọt mạng lưới dưới sự thẩm định của ban giám khảo gồm các chuyên gia.

Trang chủ của unesco.org nhấn mạnh: “64 thành phố từ 35 quốc gia tham gia Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO để ghi nhận những nỗ lực xuất sắc của họ trong việc biến việc học tập suốt đời thành hiện thực cho tất cả mọi người ở cấp địa phương”.

“Các thành phố là chìa khóa để biến quyền giáo dục thành hiện thực hữu hình cho các cá nhân ở mọi lứa tuổi. Với số lượng mới, mạng lưới hiện bao gồm 356 thành phố thành viên từ khắp nơi trên thế giới chia sẻ bí quyết và mở đường cho cơ hội học tập suốt đời cho 390 triệu công dân”, bà Audrey Azoulay – Tổng giám đốc của UNESCO phát biểu.

Ngoài TP.HCM, Việt Nam vừa có thêm nơi này được UNESCO công nhận là thành phố học tập toàn cầu - Ảnh 1.

Học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM (Nguồn: Humans of LHP)

Sơn La đặt mục tiêu trở thành trung tâm học tập suốt đời với trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ đọc viết và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Các mục tiêu trung và dài hạn bao gồm triển khai các mô hình học tập dựa vào cộng đồng và thúc đẩy quan hệ đối tác công – tư. Các ưu tiên của thành phố trong khuôn khổ GNLC của UNESCO bao gồm: đạt được sự công nhận quốc tế và nâng cao hiểu biết về sức khỏe cộng đồng. Thành phố cũng mong muốn trở thành một trung tâm giáo dục hàng đầu ở khu vực Tây Bắc (Việt Nam).

Sơn La đang đưa tính bền vững và sức khỏe vào chương trình học tập suốt đời. 12 trung tâm học tập cộng đồng của thành phố đã tổ chức các lớp giáo dục cho hơn 3.300 cá nhân về các chủ đề quan trọng như phòng chống dịch bệnh, lạm dụng ma túy và lối sống bền vững. Ngoài ra, Sơn La cũng đang thực hiện các chính sách mang lại lợi ích cho các nhóm thiệt thòi trong xã hội, bao gồm miễn, giảm học phí. Thành phố cung cấp 15 lớp học bằng tiếng Thái và họ đang nỗ lực đảm bảo rằng tất cả trẻ em khuyết tật đều được tiếp cận giáo dục.

Thành phố đã tổ chức các lớp đào tạo nghề, kỹ thuật, mang lại lợi ích cho hơn 2.900 người, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, thành phố còn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên thông qua các cuộc thi và hoạt động STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học), nhằm cung cấp và tạo việc làm.

Ngoài TP.HCM, Việt Nam vừa có thêm nơi này được UNESCO công nhận là thành phố học tập toàn cầu - Ảnh 2.

Học sinh trường THPT chuyên Sơn La (Nguồn: Media Club – CLB Truyền thông Chuyên Sơn La)

Trong khi đó, tầm nhìn học tập suốt đời của TP.HCM là xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện và hiện đại được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số. Trong mục tiêu trung hạn, thành phố đảm bảo khả năng đọc viết và kỹ năng cơ bản cho tất cả mọi người, thúc đẩy học tập có áp dụng kỹ thuật số và duy trì các mô hình học tập dựa vào cộng đồng hiệu quả. Các mục tiêu dài hạn bao gồm cung cấp khả năng tiếp cận bình đẳng với các hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt. Trong khuôn khổ GNLC của UNESCO, thành phố sẽ tập trung vào việc đạt được sự công nhận quốc tế, huy động các nguồn lực để thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời và tham gia trao đổi kiến thức toàn cầu.

“Chuyển đổi thành phố thành trung tâm dịch vụ công nghiệp hiện đại; dẫn đầu nền kinh tế số; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của cả nước; chiếm vị trí nổi bật ở Đông Nam Á”, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.

Hiện nay, Việt Nam có tổng số 5 thành phố được công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu”. Trước đó, năm 2020, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) và thành phố Vinh (Nghệ An), đã vinh dự được công nhận là thành viên mạng lưới này và năm 2022, Việt Nam có thêm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được công nhận là thành viên mạng lưới.

Theo unesco.org, tổng hợp

  • TP.HCM
  • Sơn La
  • UNESCO
  • Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu

Latest from Blog