Người đã sáng tạo ra bài tập về nhà khiến bao thế hệ học sinh “ám ảnh”
Bài tập về nhà đã được vị thầy giáo này sáng tạo ra vào năm 1905.
- Xót xa cảnh bé trai co giật dữ dội khi nghe nói phải làm bài tập về nhà
- Bài tập về nhà đầy oái oăm của học sinh cấp 1, bố tức tốc gọi điện chất vấn cô giáo, nghe xong không thốt nên lời
- 5 bài tập tốt cho việc tăng cường trí não và khả năng tập trung của sĩ tử
Đã là học sinh thì ít nhất một lần trong đời bạn sẽ nghe thấy cụm từ huyền thoại gắn liền biết bao thế hệ: “bài tập về nhà” (homework). Nó là cách để giáo viên cho học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức sau khi đã được giảng dạy trên lớp, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Nhưng với một bộ phận học sinh thì đây lại là một nỗi… ám ảnh.
Được biết, Roberto Nevilis (giáo viên người Ý) chính là người phát minh ra bài tập về nhà. Năm 1905, không lâu sau khi Robert vừa trở thành giáo viên, ông thấy rằng những nội quy, quy định nhằm kỷ luật học sinh ở lớp, ở trường không phát huy được hết tác dụng của chúng. Cũng chính vì lẽ đó mà một số học sinh bắt đầu có thái độ không hợp tác trong quá trình học tập.
Roberto Nevilis
Lúc đầu, ông kiên nhẫn thuyết phục học trò cần phải ngoan ngoãn và tập trung học hành hơn. Nhưng chúng vẫn chứ phớt lờ lời nói của Robert. “Giọt nước tràn ly”, thầy giáo này cuối cùng cũng đã nghĩ ra một cách để “trị” học sinh.
Theo đó, kết thúc mỗi bài học ông đều đưa ra một vài câu hỏi. Ai đi học không nghe lời thì sẽ bị phạt phải mang về nhà làm. Nếu vẫn chống đối thì gọi bố mẹ lên gặp thầy cô giáo để nói chuyện.
Trong nhiều tháng liền ông áp dụng phương pháp này và nhận thấy, những đứa trẻ bắt đầu có những tiến triển tốt về cả ý thức lần học tập. Phương pháp độc lạ của Robert cuối cùng cũng lan tỏa và được các giáo viên khác áp dụng. Không chỉ có thể làm cho đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo các nội duy quy tắc, mà còn giúp cải thiện thành tích học tập đáng kể.
Kể từ thời điểm đó, tất cả các giáo viên bắt đầu đưa việc giao bài tập về nhà trở thành quy chuẩn trong mỗi tiết học. Dần dà, việc làm này đã được lan rộng khắp nước Ý. Tiếp theo là toàn bộ châu Âu và cuối cùng là toàn thế giới.
Có thể thấy, mục tiêu ban đầu của việc giao bài tập về nhà là để răn đe những học sinh hư, có thành tích học tập không tốt. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, đây là nhiệm vụ quen thuộc với hầu hết học sinh kể cả những bạn học giỏi, hay có thành tích học tập chưa tốt.
Có nên giao bài tập về nhà không?
Có được đáp án chính xác cho câu hỏi nên hay không việc giao bài tập về nhà cho học sinh quả thực rất khó. Vậy nên, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này ở cả ưu và nhược điểm.
Về ưu điểm, khi có bài tập về nhà, học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu không làm bài tập trước khi đến lớp sẽ bị giáo viên phạt tiếp với cấp độ nặng hơn. Từ đó, nó giúp cho học sinh biết cách quản lý thời gian của mình hiệu quả. Khi gặp phải những bài tập khó, các bạn sẽ tự mình tìm tòi cách giải quyết, thông qua đó sẽ giúp học sinh phát huy được năng khiếu cũng như khả năng sáng tạo của bản thân…
Ảnh minh họa
Mặc dù bài tập về nhà mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Nhưng có nhiều người lại cho rằng, nó sẽ khiến cho học sinh không có thời gian chơi vui, thư giãn, khiến thể chất và tinh thần của học sinh bị ảnh hưởng. Các bạn trẻ học trên trường lớp đã là quá đủ, thời gian về nhà sẽ là khoảng thời gian giúp trẻ vui chơi thư giãn để chuẩn bị cho ngày học tiếp theo.
Nếu như về nhà học sinh vẫn phải làm bài tập nữa sẽ khiến trẻ bị kiệt sức, không có thời gian vui chơi giải trí. Vì thế trẻ sẽ không còn hứng thú để học các nội dung mới tiếp theo. Thậm chí vào năm 2015, Iane Hsu – Hiệu trưởng một trường học tại New York (Mỹ) đã cấm hoàn toàn các bài tập ở trường và yêu cầu trẻ em cần được vui chơi ngoài trời.
Nguồn: Sohu, tổng hợp