Người EQ thấp thích nói chuyện bằng 4 giọng điệu này, ai mắc phải nên bỏ sớm
Chú ý cải thiện EQ có thể giúp ích rất nhiều cho bạn trong cả cuộc sống lẫn công việc.
- 4 điều cấm kỵ để không trở nên vô duyên, EQ thấp trong mắt người khác
- Cha mẹ có EQ cao sẽ không khoe 3 điều: Vừa tránh hại con, vừa có lợi cho mình
- Đến nhà người khác mang theo 3 “thứ” này chính là biểu hiện của EQ thấp
Những người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp thường khó được cảm tình của người khác, không phải vì họ không có năng lực làm việc hay thiếu tư cách đạo đức, mà vì họ không hiểu nghệ thuật ăn nói và dễ xúc phạm mọi người một cách vô thức.
Vậy, thói quen ăn nói của họ như thế nào?
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng những người có EQ thấp có xu hướng nói chuyện bằng 4 kiểu giọng điệu dưới đây, nếu bạn mắc phải thói quen này thì nên bỏ càng sớm càng tốt.
1. Giọng điệu nghi ngờ
Những người có EQ thấp thường sử dụng giọng điệu hoài nghi để giao tiếp với người khác. Một số câu cửa miệng họ ưa thích như: “Sao lại thế được?”, “Có thật không vậy?”…
Giọng điệu hoài nghi thể hiện sự không tin tưởng đối phương, đồng thời cũng hàm chứa ý nghĩa tiêu cực. Nếu giọng điệu nghi ngờ được sử dụng thường xuyên trong khi giao tiếp, nó sẽ gây ra sự rạn nứt giữa hai bên và kéo dài khoảng cách giữa họ.
Ảnh minh họa: Pinterest
2. Giọng điệu hỏi ngược
Giọng điệu chất vấn, hỏi ngược thường thể hiện sự phủ định mạnh hơn cả giọng điệu nghi ngờ, hơn nữa còn hàm chứa sự không hài lòng, thậm chí là khinh thường đối phương. Một số mẫu câu ví dụ như: “Không phải tôi đã nói với cậu rồi sao?”, “Việc đơn giản như vậy mà cậu cũng không làm tốt được à?”…
Ẩn ý của giọng điệu hỏi ngược này là: Tôi đúng và bạn sai.
Khi một người thường xuyên dùng mẫu câu chất vấn, hỏi ngược với thái độ bề trên, đây chính là biểu hiện phổ biến của người có EQ thấp. Theo tâm lý học, những người luôn coi mình là trung tâm và không quan tâm đến cảm xúc của người khác thuộc nhóm có trí tuệ cảm xúc thấp điển hình.
3. Giọng điệu thờ ơ
Nhiều cặp đôi khi cãi nhau, vì lười giải thích, họ thích nói: “Anh/Em nghĩ sao thì tùy”.
Và kiểu giọng điệu thờ ơ này sẽ khiến đối phương cảm thấy người nói không để ý đến cảm xúc của mình, người nghe câu này chỉ càng thêm tức giận.
Nói chuyện là một quá trình giao tiếp hai chiều, và giọng điệu thờ ơ chắc chắn truyền tải tín hiệu không muốn giao tiếp với bên kia. Vì vậy, chúng ta phải tránh sử dụng giọng điệu thờ ơ khi nói chuyện với người khác.
Ảnh minh họa: Steve Scott
4. Giọng điệu ra lệnh
Tôi tin rằng ai cũng từng gặp một người thích ra lệnh cho người khác, kiểu: “Này, bạn gì ơi, đưa giúp tôi tập tài liệu cái”.
Giọng điệu ra lệnh này sẽ khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng, đồng thời tạo cảm giác bị áp bức về mặt tâm lý, dẫn đến sự khó chịu. Ai thích cảnh đang yên đang lành bị sai khiến, ra lệnh như thế cơ chứ?
Tăng Quốc Phiên – một danh thần thời nhà Thanh (Trung Quốc) có câu: “Hành sự bất khả nhậm tâm, thuyết thoại bất khả nhậm khẩu”, ý nói một người khi làm bất kỳ việc gì đều phải suy tính trước sau, không được tùy tiện và khi nói năng cũng không được thích nói gì thì nói. Chú ý từng ngôn từ, biết đặt mình vào vị trí của người khác khi nói, bạn hoàn toàn có thể trở thành một chuyên gia giao tiếp và có EQ cao trong mắt người khác.