Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có biến chứng gì?

6 mins read
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có biến chứng gì?

Trẻ gái dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu

Trên thực tế trẻ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở trẻ gái vì niệu đạo của bé gái (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với trẻ trai, do đó vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo.

Theo ghi nhận, tỷ lệ mắc nhiễm trùng tiểu thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới và chủng tộc. Người ta thấy khoảng 8,4% trẻ gái và 1,7% trẻ trai có ít nhất một đợt nhiễm trùng tiểu cho đến 7 tuổi.

Ở trẻ trai bị hẹp bao quy đầu cũng thường hay bị nhiễm trùng tiểu, do nguyên nhân nước ngược dòng ở trẻ trai làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại. Những thói quen hàng ngày do bố mẹ thực hiện cho trẻ như: Đóng bỉm thường xuyên, sử dụng bỉm không đúng cách, hay cho trẻ mặc quần thủng… cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là vi trùng gram âm E.Coli chiếm 80%. Còn lại là Klebsiella, Pseudomonas Aeruginosa và Enterococci. Hoặc do virus gây nhiễm trùng tiểu như: Adenovirus, Enteroviruses, Coxsackieviruses, Echoviruses…

Bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán khắp nơi, khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi sẽ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có biến chứng gì? - Ảnh 2.

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Ảnh minh hoạ.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ

Các triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ thay đổi tùy theo từng nhóm tuổi khác nhau. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, triệu chứng thường không rõ ràng, do trẻ còn nhỏ, không diễn tả và biểu hiện cho chúng ta biết, cần tìm những dấu hiệu gián tiếp như sốt không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hoá, không tăng cân hoặc vàng da kéo dài trong thời kỳ sơ sinh.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ trên 3 tuổi thường giống người lớn, với những biểu hiện như sau:

+ Sốt;

‎+ Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần hơn so với bình thường; Tiểu són trong quần;

‎+ Trẻ kêu đau, buốt khi đi tiểu;

‎+ Đau vùng bụng dưới hoặc vùng lưng hông;

‎+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn;

‎+ Tiểu dầm vào ban đêm.

‎Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì càng ít triệu chứng ở đường tiểu, hơn nữa, trẻ quá nhỏ nên không thể miêu tả, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu thấy bất thường và nghi ngờ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám.

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có biến chứng gì? - Ảnh 3.

Khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ảnh minh hoạ.

Nhiễm trùng đường tiểu gây ra những biến chứng gì?

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Toàn thân có thể bị nhiễm trùng máu, thường do vi khuẩn Gram (-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng, hoại tử ống thận, bệnh thận kẻ.

Tại thận và quanh thận có thể gây hoại tử nhu mô thận, abces thận, thận ứ mủ, viêm quanh thận. Nhiễm trùng tiểu sẽ rất nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Sau một đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, 10 đến 15% trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận. Sẹo thận có thể gây tăng huyết áp và dẫn đến suy thận mạn sau này.

Thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng, hoại tử ống thận và có thể dẫn đến tử vong.

Tóm lại: Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ rất hay gặp và do vi khuẩn, thường là vi khuẩn E.Coli. Vì vậy, để phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ, cha mẹ nên vệ sinh đúng cách cho trẻ, mỗi lần đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau.

Sau khi trẻ đi vệ sinh xong cần lau khô cho trẻ và thay tã, bỉm thường xuyên.

Cho trẻ uống nước thường xuyên, có thể xen kẽ nước cam, chanh… để làm sạch đường tiểu.

Tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Cần hạn chế việc nhịn tiểu ở trẻ, khuyến khích và tạo phản xạ đi tiểu của trẻ đúng giờ hàng ngày.

Cần tăng đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung hoa quả và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

‎Tốt nhất, khi có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.

Tuyệt đối không tự điều trị, điều trị theo mách bảo, vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân.

BS. Phạm Thị Hồng Vân

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog