Nhiều năm đã trôi qua, bức ảnh chụp lén 2 mẹ con này vẫn được xem là biểu tượng của “gia đình có giáo dục”
Rất nhiều cư dân mạng để lại những bình luận khen nức nở hai mẹ con.
- Sau khi đi họp phụ huynh, tôi mới hiểu ra tác động to lớn của “hiệu ứng gương soi” trong giáo dục gia đình
- Kiểu giáo dục gia đình tệ nhất: Bố nói xấu mẹ, mẹ chê bai bà
- Đứa trẻ lao vào đánh mẹ – Kiểu giáo dục gia đình nào đã tạo nên đứa con như vậy?
Ngày nay, để con không bị thua từ vạch xuất phát, nhiều cha mẹ đầu tư hết mực cho con vào chuyện học tập, không chỉ ở trường mà còn cả các lớp học ngoại khóa. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ dường như quá chú trọng vào điểm số mà quên mất dạy con các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử nơi công cộng,… để giúp con hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn.
Thậm chí, khi con mắc lỗi sai, nhiều cha mẹ còn bao biện cho con bằng những lý do như “con còn nhỏ, chưa biết gì”. Không ít lần, dư luận phải ngán ngẩm trước những hành động nghịch ngợm, phá phách của trẻ nhưng lại được cha mẹ “vô tư” che chở.
Mới đây, trang tin Sohu của Trung Quốc đã đăng tải lại hình ảnh “hai mẹ con trên tàu điện ngầm”. Đây không phải là một bức ảnh mới mà đã từng xuất hiện trên mạng xã hội nhiều năm trước. Tuy nhiên, hầu như năm nào, cư dân mạng “đất nước tỷ dân” cũng đem bức ảnh ra để thảo luận, lấy làm ví dụ về “một gia đình có giáo dục”.
Bức ảnh từng gây sốt MXH
Theo đó, trong bức ảnh chụp lén, một cậu bé khoảng 3 tuổi đang ngồi trên tàu điện ngầm cùng mẹ. Trong khi mẹ đang sử dụng điện thoại thì em ngồi nép vào mẹ, hai chân duỗi thẳng ngay ngắn, trông vô cùng ngoan ngoãn, đáng yêu.
Rất nhiều cư dân mạng từng để lại những bình luận khen nức nở đứa trẻ và cả người mẹ: “Cậu bé thật ngoan, chắc chắn ở nhà đã được mẹ giáo dục rất tốt”; “Lần đầu tiên tôi thấy có đứa trẻ ngoan như vậy trên tàu điện ngầm. Tôi từng gặp một đứa trẻ giẫm giày lên ghế ngồi trên tàu điện ngầm nhưng bố mẹ lờ đi, không hề nhắc nhở con”;…
Được biết, cộng đồng mạng Trung Quốc từng nhiều lần phẫn nộ trước những trường hợp trẻ nghịch ngợm, phá phách trên tàu điện ngầm nhưng cha mẹ không hề nhắc nhở. Thậm chí, có bà mẹ còn to tiếng mắng mỏ một nữ hành khách, dù rõ ràng con chị này nghịch ngợm, làm đổ nước ngọt tung tóe lên quần áo của hành khách kia.
Làm thế nào để con trở thành người có phép tắc, biết ứng xử đúng mực nơi công cộng?
– Hãy dạy con những phép tắc cơ bản
Trẻ nhỏ được ví như một tờ giấy trắng và ngoan ngoãn hay hư đều là do bố mẹ “tô vẽ” lên. Muốn con cư xử tốt, đặc biệt là ở nơi công cộng, bố mẹ hãy dạy con các quy tắc cơ bản, những kỹ năng xã hội như nói “xin chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi”,…
Đây đều là những câu đơn giản nhưng khi nói nhiều sẽ dần thành thói quen, giúp con lớn lên trở thành người khiêm tốn, lịch sự.
– Hãy nhắc nhở con không làm phiền người khác
Bố mẹ hãy dạy cho con những phép lịch sự ở nơi công cộng và đùa nghịch, la hét ở những khu vực này là mất lịch sự.
Trước khi ra ngoài, bố mẹ cũng nên giao ước trước với con về việc không gây ồn ào ở ngoài, khi con sai phạm thì phải nhắc nhở ngay. Nếu con làm tốt, bố mẹ đừng tiếc lời khen ngợi hay phần thưởng.
– Cho con kết giao với những người bạn lễ phép
Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không thường biểu hiện ra trong sự tương tác giữa người với người. Do đó, để con kết bạn với những bạn bè tương đồng là rất cần thiết.
Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu bạn của con cũng là đứa trẻ lễ phép, biết cư xử đúng mực thì con sẽ học hỏi được nhiều điều. Đây cũng là cách giúp bố mẹ giảm gánh nặng trong việc giáo dục con.
– Khi con làm sai, bố mẹ đừng bào chữa
Khi con làm sai việc gì đó và bị người xung quanh phê bình, bố mẹ đừng cố bào chữa mà hãy thẳng thắn nhận lỗi.
Điều này giúp con học được cách thừa nhận lỗi lầm, phân biệt đúng sai và sống có trách nhiệm. Một số bố mẹ thường có thói quen bao biện: “Chúng vẫn là trẻ con” hay “Trẻ con đã biết gì, đừng chấp”. Kết quả là con không rút sai và ngày càng nổi loạn, ngỗ ngược hơn.
Sống trong môi trường tập thể, đứa trẻ có tính cách này dễ bị bạn bè ghét bỏ, cô lập.