Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi 3 kiểu “người già” này nhìn chung rất thông minh, tương lai tươi sáng
Trên thực tế, không phải người già nào cũng cổ hủ.
- Gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa, mẹ bỉm nhói lòng nhìn con qua camera, gạt nước mắt tiếp tục làm việc
- Nỗi niềm của những người ông bà bị chỉ trích không chăm cháu giúp là không thương con cháu: Đừng bắt chúng tôi phải “làm cha mẹ lần 2”
- Đưa con về sống gần ông bà, cặp vợ chồng nhận ra đó là quyết định thông minh nhưng phải chấp nhận thách thức lớn
Đôi khi, công việc và áp lực từ bên ngoài khiến các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian để trông nom con cái. Trong những tình huống ấy, giao phó con cho ông bà có vẻ là một sự lựa chọn hợp lý.
Có câu: “Một mẹ già bằng 3 người ở” ví von này với ý nghĩa ông bà sẽ chăm sóc, dạy dỗ cháu bằng tình thương, bằng trách nhiệm và không người giúp việc nào có thể thay thế được.
Tuy nhiên, với sự khác biệt vốn có, không ít những mâu thuẫn, xung đột đã xảy ra, đặc biệt trong phương pháp giáo dục con. Để con sống cùng với ông bà cũng có nhiều lợi ích nhưng mặt khác con cũng chịu ảnh hưởng thói quen chưa tốt của ông bà. Mà một khi thói quen đã hình thành, rất khó để sửa.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, không phải người già nào cũng cổ hủ. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi 3 kiểu “người già” này nhìn chung rất thông minh, tương lai tươi sáng, cha mẹ chớ lo lắng:
1. Người già hiểu biết và có học thức
Bản thân là người đọc sách, là một gia đình trí thức nên phải hết sức coi trọng việc trau dồi văn hóa cho thế hệ tương lai. Vì vậy, trẻ chắc chắn sẽ không bị tụt hậu so với các bạn khác về kiến thức, phương pháp giảng dạy chắc chắn sẽ không tệ. Việc cho trẻ được hòa mình vào môi trường văn hóa ngay từ khi còn nhỏ chắc chắn sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ.
2. Người già không chiều chuộng con cháu
Nhiều người già quá cưng chiều cháu mình, thậm chí đến mức mù quáng. Cha mẹ có nhiều biện pháp giáo dục con nghiêm khắc, trong khi ông bà chỉ quan tâm đến sở thích của chúng. So với khi chăm con ngày xưa, họ sẽ chiều chuộng cháu của mình nhiều hơn thế, thậm chí còn làm ngược lại với những gì cha mẹ trẻ yêu cầu chỉ vì đáp ứng yêu cầu của trẻ. Điều này khiến trẻ có xu hướng hình thành nhiều thói quen xấu, nghĩ mình là trung tâm vũ trụ
Ngược lại, với ông bà biết yêu thương cháu có quy tắc, họ có thể điều chỉnh hành vi đứa trẻ trong cách cư xử hàng ngày. Họ có những nguyên tắc và phương pháp giáo dục riêng để đứa trẻ phát triển những thói quen tốt.
3. Người già siêng đưa cháu đi chơi
Trẻ em luôn tràn đầy năng lượng. Chúng cần chạy, nhảy, chơi thể thao để cơ thể phát triển đầy đủ và đúng cách. Thông thường, ông bà sẽ không có sức khỏe đủ tốt để cùng con cháu tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này sẽ hạn chế cơ hội vui chơi và luyện tập thể chất của đứa trẻ. Chúng không có nhu cầu giao tiếp với bè bạn, dẫn đến các kỹ năng xã hội phát triển kém.
Vì vậy, kiểu người già thích đưa cháu đi khám phá và giao lưu với những đứa trẻ khác sẽ là điều tích cực cho trẻ. Những đứa trẻ như vậy nhìn chung rất hoạt bát, vui vẻ, rất ham khám phá và tò mò. Chúng học hỏi được nhiều điều và có thêm nhiều kiến thức hơn.
Cảm giác yên tâm là lợi ích lớn nhất mà các bố mẹ có được khi nhờ ông bà chăm cháu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, nếu để ông bà chăm cháu quá nhiều, bố mẹ không gần gũi với con trẻ sẽ gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới quá trình phát triển.
Ngoài ra, mâu thuẫn có thể nảy sinh và làm tổn thương cả hai phía, do sự khác biệt về quan điểm nuôi dạy, chăm sóc trẻ. Do đó, để tránh sự “lệch pha” này, bạn nên chủ động trò chuyện với ông bà về cách chăm cháu và cho họ thấy mong muốn, ý tưởng, kế hoạch của mình. Nếu bạn đã nhờ cậy ông bà trông cháu, nên có thái độ mềm mỏng, lắng nghe và cầu thị, thay vì khăng khăng giữ quan điểm của riêng mình và bỏ ngoài tai lời họ nói.
Nhưng tốt nhất, nếu ông bà yêu thích và rảnh rỗi, ông bà có thể tự nguyện giúp trông cháu, chơi với cháu. Đừng ép buộc ông bà phải có trách nhiệm với con của chúng ta. Và cũng không nên biến ông bà thành người giúp việc khi phó thác tất cả chuyện cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.