Nói nhiều lần nhưng con vẫn bỏ ngoài tai, cha mẹ hãy áp dụng ngay tuyệt chiêu này
Khi cha mẹ cằn nhằn con cái quá nhiều lần, chúng sẽ phớt lờ những gì cha mẹ nói và tỏ thái độ phản kháng lại.
- Gọi Đoan Trang là bà mẹ dạy con hay nhất năm: Nghe cô kể cách 2 vợ chồng uốn nắn con mà phải bật ngón tay cái ngợi khen
- Nhìn những thứ sinh viên vứt đi khi dọn dẹp ký túc xá, cô lao công chỉ biết thở dài: Dạy con thế này thì “hỏng” hết!
- Nhóc Lisa mới hơn 3 tuổi mà đã làm được điều này, xem xong clip Hồ Ngọc Hà chia sẻ, phải khen: Bà mẹ nổi tiếng dạy con khéo quá!
Một số cha mẹ thường rơi vào hoàn cảnh khi ở nhà đã thống nhất với con không được đòi mua đồ chơi nữa vì ở nhà đã có quá nhiều. Thế nhưng, khi vào siêu thị bọn trẻ lại đòi mua cho bằng được, cứ đứng mãi trước quầy đồ chơi không chịu rời đi.
Dù cha mẹ có giải thích hay nói gì đi chăng nữa, trẻ nhất quyết đòi mua. Nhiều đứa trẻ còn nằm ăn vạ ra đất, khiến cha mẹ rất xấu hổ. Rõ ràng cha mẹ đã nói những điều tương tự như vậy rất nhiều lần nhưng trẻ dường như bỏ ngoài tai, quên hết những gì mình đã được dặn.
Khi con không nghe lời, cha mẹ cằn nhằn, nói lý lẽ với con hết lần này tới lần khác nhưng vẫn vô ích.
Cha mẹ càng nói nhiều, con cái càng chán ghét
Trên thực tế, trẻ 3 – 4 tuổi đã biết tỏ thái độ bịt tai lại mỗi khi nghe cha mẹ cằn nhằn quá nhiều. Chúng thậm chí còn giả vờ như không nghe thấy gì cả mỗi khi cha mẹ yêu cầu làm việc gì đó. Nguyên nhân là do cha mẹ nói quá nhiều, khiến trẻ cảm thấy chán ghét nên tỏ muốn phản kháng lại.
Cha mẹ cằn nhằn, con cái càng chán ghét
Có thể thấy rằng, việc cha mẹ cằn nhằn không ngừng hoàn toàn vô ích đối với con cái. Khi cha mẹ nói nhiều, trẻ không những phớt lờ mà còn đối đầu lại. Điều này giải thích rõ ràng về “hiệu ứng vượt quá giới hạn” trong tâm lý học. Nói cách khác, cha mẹ càng cằn nhằn con cái sẽ càng chán ghét và có tâm lý nổi loạn.
Tình trạng này thường xảy ra ở những bậc cha mẹ quá chăm chút tới việc ăn uống, sinh hoạt, học tập của con cái.
Ví dụ, nếu trẻ không chủ động làm việc gì đó, người mẹ sẽ nhắc nhở trẻ nhiều lần. Thực tế, điều này dễ khiến trẻ mất kiên nhẫn, lo lắng, lâu dần trẻ sẽ coi lời nói của cha mẹ như gió thoảng mây trôi.
Điều cha mẹ cần hiểu là họ nói bao nhiêu lần không quan trọng bằng việc họ có nói đúng hay không.
Làm sao để cha mẹ nói ít nhưng con cái nghe lời?
Không đứa trẻ nào muốn nghe cha mẹ cằn nhằn, điều này cũng giống như người lớn. Trong công việc, nếu sếp liên tục đứng bên cạnh chỉ trích, thuyết giáo và cằn nhằn, bạn sẽ không còn tâm trạng muốn làm việc nữa. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để nói con cái nghe lời ngay?
Đối với những bậc cha mẹ có EQ cao, họ sẽ kể những câu chuyện cho con cái nghe rồi tự suy ngẫm. Có một điều cha mẹ cần nhận ra rằng, việc nói lý thuyết quá nhiều sẽ khiến trẻ khó tiếp nhận. Nếu cha mẹ kể chuyện, trẻ sẽ vui vẻ chấp nhận hơn.
Ví dụ, một số trẻ không thích rửa tay, cha mẹ có thể nói “nếu không chú ý vệ sinh, con sẽ dễ bị bệnh, nhanh chóng rửa tay đi con”. Trẻ có thể mặc kệ những gì cha mẹ nói, tiếp tục làm việc mình thích và không rửa tay.
Nếu là người mẹ có EQ cao, họ sẽ kể một câu chuyện rằng: “Có một đứa bé nọ không thích rửa tay, đi chơi về nhà liền ngồi vào bàn ăn uống ngay. Sau đó, cậu bé bị tiêu chảy nên phải tới bệnh viện tiêm thuốc. Mặc dù vậy, cậu bé vẫn rất đau bụng, quằn quại suốt cả đêm. Cậu bé phải nghỉ học tận 5 ngày, ở nhà không có bạn bè chơi cùng”.
Sau khi được nghe câu chuyện như thế này, có lẽ phần lớn trẻ sẽ tự giác đi rửa tay ngay mà không đợi mẹ phải nhắc thêm lần nào. Trẻ sẽ tự nhắc nhỏ mình cần phải rửa tay, nếu không sẽ bị như cậu bé kia.
Chỉ với một câu chuyện, cha mẹ không cần phải thúc giục hay nhắc nhở con quá nhiều lần.
Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao cũng sẽ nói con nghe những thông tin hữu ích, thay vì chỉ nói “cái này không được, cái kia không được”.
Tóm lại, nếu cha mẹ giao tiếp với con đúng cách, có thái độ tôn trọng, ít cằn nhằn, kiên nhẫn hơn, con cái sẽ không phớt lờ những gì cha mẹ nói mà sẽ luôn ghi nhớ trong lòng.