Nữ NSND hiếm hoi có học vị tiến sĩ: Con trai thành đạt ở Mỹ nhưng không sang, muốn yên nghỉ ở Việt Nam
“Ra trường, bạn ấy cũng được các lãnh đạo nọ kia yêu quý vì nói tiếng Anh như người Mỹ nhưng lại biết đàn bầu Việt Nam” – NSND Bạch Tuyết chia sẻ.
- Hai ngôi sao trí tuệ nhân tạo Việt, hơn 20 tuổi nhận học bổng Tiến sĩ trong list đề cử Z Go Global là ai?
- Em trai Ngọc Sơn: Bỏ hát đi kinh doanh, là đại gia, có bằng tiến sĩ, trưởng khoa một trường đại học
- Khi các “học bá” Việt Nam dám rực rỡ: Vừa hơn 20 tuổi đã giành học bổng Tiến sĩ!
Vừa qua, tại chương trình Sinh Ra Là Phụ Nữ, NSND Bạch Tuyết đã tiết lộ về người con trai duy nhất của mình đang sinh sống tại Mỹ.
Tôi không thể hình dung một đứa bé 7 tuổi đã nói ra câu đó được
Ngay từ khi sinh con ra, tôi đã nghĩ trong đầu sẽ tạo dựng cho bạn ấy thành công dân toàn cầu vì tôi đi học nhiều nơi, đọc nhiều sách. Tôi chỉ xưng hô với con là bạn, như hai người bạn.
Tôi còn bảo với bạn rằng, mai mốt ở xa, lại ở một mình thì học ca hát hoặc môn nghệ thuật nào đó để tự giải trí lúc rảnh rỗi, đỡ bị hư hỏng. Lúc đó bạn ấy mới 7 tuổi thôi nhưng đã bảo với tôi: Bạn cho tôi một tuần để tôi suy nghĩ.
Bạch Tuyết và con trai
Một tuần sau, bạn ấy đố tôi xem đàn nào Việt Nam có mà thế giới không có. Tôi giả bộ không biết gì, trả lời là đàn tranh. Bạn ấy nói luôn: Đàn tranh là của Trung Quốc, đàn bầu mới là của Việt Nam. Bạn cho tôi học đàn bầu đi.
Tôi không thể hình dung một đứa bé 7 tuổi đã nói ra câu đó được. Từ lúc bạn ấy còn nhỏ, tôi đã cho đến sân khấu để xem tôi hát vở Lục Vân Tiên. Lúc ra sân khấu, tôi để bạn ấy ngồi chỗ ban nhạc để nghe ban nhạc chơi, nên bạn ấy tiếp nhận dễ dàng.
Tôi có cách cho con học rất hay, không ép bạn ấy học mà để mọi thứ tự nhiên. Ví dụ, tôi cho bạn ấy học lịch sử bằng cách xem các vở tuồng lịch sử rồi nếu bạn tự thấy cái gì giá trị thì sẽ tự học.
Tôi cho con đi học đàn bầu đúng một tuần lễ là bạn ấy đàn được bài Love story nhạc ngoại bằng tiếng đàn bầu. Một tháng sau, bạn ấy đàn được cả một bài vọng cổ.
Tiếp đó, tôi bảo con học võ nhưng bạn ấy từ chối, bảo không muốn đánh ai nên không học. Tôi khuyên rằng học võ để bảo vệ mọi người nên bạn ấy đồng ý học luôn, còn nói rõ: Bạn kêu thầy dạy võ Việt Nam tôi mới học, không học võ nước ngoài.
Bạn ấy học được vài tháng, ông thầy gặp riêng tôi nói rằng bạn ấy thông minh lắm, nên cho học thêm võ để thi đấu. Tôi về bảo con nhưng bạn ấy từ chối vì chỉ học võ để bảo vệ mọi người, không học để đi thi đấu.
12 tuổi một mình sang Thụy Sĩ
Con được 12 tuổi, tôi cho đi học ở trường sang nhất của Thụy Sĩ, đi một mình, ở nội trú, mới nhập học đã đứng hạng 7 và sau đó đứng hạng nhất toàn trường.
Sau đó, bạn ấy chuyển sang Singapore để học một trường của Anh quốc để nói được tiếng Anh chuẩn. 14 tuổi, bạn ấy thi vào 3 trường đại học của Mỹ đều đậu. Lúc này bạn ấy gọi về bảo tôi: “Tôi muốn có hiếu với bạn lắm nhưng không biết phải làm sao, nên tôi học thật nhanh cho bạn đỡ tốn tiền”.
Bạn ấy vừa vào năm nhất đại học đã được các đại gia từ nhiều tập đoàn tới săn đón để mời vào làm sau này. Ra trường, bạn ấy cũng được các lãnh đạo nọ kia yêu quý vì nói tiếng Anh như người Mỹ nhưng lại biết đàn bầu Việt Nam.
Nhiều người hỏi vì sao tôi không sang nước ngoài sống với con, nhưng tôi thấy mỗi con người đều có trách nhiệm với cuộc đời. Tôi sinh ra và lớn lên tới giờ này là một đào hát cải lương nên phải có trách nhiệm với cải lương, đến khi yên nghỉ cũng ở Việt Nam. Ngoài Việt Nam, tôi không đi đâu hết.