Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Giải đáp | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

18 mins read
Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Giải đáp | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Tăng động giảm chú ý (ADHD) có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh bởi cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Trong khi đó, căn bệnh này lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến trẻ trong quá trình phát triển, làm giảm chất lượng cuộc sống.

tăng động giảm chú ý có chữa được không
Chỉ có thể cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý, hay rối loạn tăng động giảm chú ý (tên tiếng Anh: Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD), là một bệnh lý thần kinh. Đặc trưng của bệnh là khiến người mắc khó tập trung vào một thứ gì đó trong thời gian dài, khó giữ bình tĩnh, không thể ngồi yên một chỗ và hiếu động hơn mức bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra được một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Nguyên nhân bao gồm gen di truyền, đẻ non, sinh nhẹ cân, não bị tổn thương, rối loạn thần kinh, mẹ lạm dụng rượu, thuốc và chất kích thích trong thời gian mang thai,…

Bệnh đa phần khởi phát sớm, tiến triển suốt đời và có thuyên giảm khi trưởng thành. Cha mẹ có thể nhìn thấy dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ khi trẻ 6-12 tuổi. Một số trường hợp khác phát hiện muộn hơn. Một số người lớn (trên 20 tuổi) cũng được chẩn đoán là mắc tăng động giảm chú ý do bệnh kéo dài đến lúc trưởng thành.

Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh thường kéo dài đến suốt đời. Tuy nhiên tình trạng bệnh có thể thuyên giảm nếu được quan tâm đúng cách. Các phương pháp can thiệp tâm lý có thể giúp cải thiện vấn đề mất tập trung, giúp người bệnh giảm bớt sự tăng động, và điều chỉnh hành vi thích hợp trong từng hoàn cảnh.

Bệnh tăng động giảm chú ý có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Ví dụ như mất tập trung sẽ khiến hiệu quả học tập, làm việc giảm thiểu đáng kể, hay việc hiếu động, không thể ngồi yên sẽ gây phiền hà và bực bội cho người khác.

Những vấn đề này nếu không được giải quyết có thể khiến người bệnh bị stress, rối loạn lo âu, mất hứng thú trong học tập và công việc, khó có cơ hội nghề nghiệp, khó kết bạn hay hòa nhập cộng đồng,…

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng trên, việc phát hiện sớm và tìm cách cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý là điều rất cần quan tâm.

Trong trường hợp trẻ bị ADHD, cha mẹ nên tìm chuyên gia tư vấn để biết cách giáo dục trẻ cho phù hợp. Điều quan trọng để cải thiện tình trạng của trẻ ADHD là dạy trẻ cách kiểm soát tinh thần và cách tập trung hơn. Trẻ dưới 6 tuổi được khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng biện pháp tâm lý. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc trong trường hợp cần thiết. Trẻ trên 6 tuổi thì dùng tâm lý trị liệu kết hợp với hóa dược trị liệu.

adhd có chữa được không
Cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để biết cách giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh.

Nếu người lớn được chẩn đoán mắc ADHD thì điều trị bằng thuốc là biện pháp chủ yếu, bên cạnh đó kết hợp với tâm lý trị liệu để có tác dụng tốt hơn.

Các phương pháp cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý

Hiện nay có hai phương pháp cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý là tâm lý trị liệu và hóa dược trị liệu. Ngoài ra còn có những biện pháp hỗ trợ khác mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà để cải thiện thể chất và sức khỏe tinh thần. Mỗi phương pháp sẽ có tác dụng tốt với từng đối tượng khác nhau. Vì thế người bệnh và gia đình cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn lựa phương pháp phù hợp.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp được ưu tiên sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi để giúp trẻ điều chỉnh hành vi. Trẻ tên 6 tuổi được kết hợp trị liệu tâm lý và dùng thuốc. Với người lớn, phương pháp chính là dùng thuốc, trị liệu tâm lý sẽ chỉ mang tính hỗ trợ. Mục tiêu của tâm lý trị liệu là giúp người bệnh:

  • Điều chỉnh cảm xúc, hành vi phù hợp trong từng hoàn cảnh
  • Sắp xếp công việc hợp lý, rõ ràng theo thời gian biểu cụ thể
  • Tập trung vào việc học, không lơ là
  • Không trễ nải trong công việc, cuộc hẹn
  • Phân biệt hành vi đúng/sai
  • Tăng tính tự lập
  • Giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn
  • Xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ (gia đình, bạn bè,…)
  • Giảm thiểu những hành vi không cần thiết
  • Điều chỉnh, uốn nắn nếu trẻ có suy nghĩ, hành vi sai lệch

Ở trẻ em, phương pháp trị liệu tâm lý mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Trẻ lúc này vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên rất cần sự can thiệp sớm của chuyên gia và cha mẹ để phát triển nhận thức đúng đắn.

Quá trình trị liệu tâm lý cho trẻ là một quá trình lâu dài. Cha mẹ cũng cần được trị liệu để có thể thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà trẻ gặp phải. Các bậc phụ huynh cần chịu khó theo sát trẻ, luôn bên cạnh quan tâm, động viên và đừng tạo áp lực cho trẻ. Hãy cho trẻ môi trường sống vui vẻ. Đừng tiếc lời khen khi trẻ làm tốt một việc gì đó.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý rất nhạy cảm. Vì thế khi trẻ làm sai, cha mẹ nên nghiêm túc trò chuyện, giải thích cho trẻ hiểu mọi chuyện. Việc nói chuyện thẳng thắn có thể giúp trẻ nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, nhận ra hành vi của mình là sai và cần chỉnh sửa. Phụ huynh đừng quát mắng hay thể hiện cảm xúc tiêu cực vì có thể khiến trẻ hoảng sợ và có hành vi chống đối.

Với người lớn, tâm lý trị liệu giúp họ cải thiện vấn đề mất tập trung trong công việc, tăng năng suất lao động và cải thiện các mối quan hệ xã hội như bạn bè, đồng nghiệp,…

2. Hóa dược trị liệu

Hóa dược trị liệu, hay trị liệu bằng thuốc, là phương pháp chủ yếu khi điều trị ADHD ở người lớn. Trẻ em trên 6 tuổi cũng có thể được chỉ định dùng thuốc để bổ trợ trong trường hợp cần thiết. Thuốc sẽ giúp ổn định tâm trạng người bệnh, giúp họ dễ tập trung hơn vào học tập và công việc, hạn chế sự phân tâm, lơ đãng cũng như điều tiết cảm xúc.

Có nhiều nhóm thuốc thường được dùng để chữa ADHD. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân ví dụ như thể trạng, tuổi tác, mức độ bệnh, tình trạng cơ thể, sự kháng/dị ứng thuốc, tiền sử bệnh,… bác sĩ sẽ quyết định nên kê thuốc gì. Việc sử dụng thuốc phải thật cẩn thận và tuân theo yêu cầu của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn. Hiện nay các bác sĩ thường dùng các nhóm thuốc sau để điều trị cho bệnh nhân mắc ADHD:

  • Nhóm thuốc hướng thần

Nhóm thuốc này sẽ tác dụng thẳng lên hệ thần kinh trung ương của người bệnh, giúp cải thiện những triệu chứng của ADHD. Thời gian tác dụng của thuốc ngắn, từ 4 đến 6 tiếng để thấy hiệu quả.

Hai trong số các loại thuốc trong nhóm này thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân bao gồm methylphenidate và amphetamine. Thuốc có tác dụng lên 70%-80% người bệnh nên được ứng dụng rộng rãi. Một số thuốc trong dạng này dùng được cho trẻ dưới 3 tuổi, những loại khác thì cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn.

Nhóm thuốc có những tác dụng phụ thường gặp bao gồm mất ngủ, đau đầu, mẩn ngứa, sụt cân,…

hội chứng ADHD
Người bệnh cần uống thuốc ADHD đúng theo yêu cầu của bác sĩ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Nhóm thuốc không hướng thần

Nhóm thuốc này hoạt động kém hơn các thuốc hướng thần, được sử dụng nếu các thuốc kích thần không có hiệu quả. Thời gian tác dụng của thuốc dài, có thể sau vài ngày hoặc vài tuần để thấy tác dụng.

Thuốc trong nhóm này bao gồm atomoxetin, venlafaxin, clonidin,… Đặc biệt atomoxetine được chứng minh là có tác dụng thôi thúc hành vi tự sát ở thanh thiếu niên.

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này bao gồm đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, huyết áp cao,…

  • Các thuốc khác

Nếu người bệnh có biểu hiện của các bệnh rối loạn thần kinh hay bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc khác để cải thiện tình hình và ổn định tâm trạng người bệnh.

Mỗi đối tượng sẽ thích ứng với những loại thuốc và liều lượng khác nhau. Thế nên người bệnh cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Trong tuần đầu dùng thuốc, hãy chú ý những thay đổi của người bệnh để điều chỉnh loại thuốc và liều lượng cho phù hợp. Nếu thuốc không cho kết quả khả quan, hoặc tác dụng phụ quá lớn, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc.

3. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện tình trạng của người mắc ADHD. Những chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp ổn định cảm xúc và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người mắc ADHD bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa
  • Ăn một lượng thức ăn cố định, không ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm
  • Bổ sung nhiều thức ăn chứa Omega-3 để tốt cho não bộ
  • Ăn nhiều rau củ, chất xơ
  • Ăn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt
  • Không nạp quá nhiều calo vào cơ thể trong một bữa ăn
  • Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, thức ăn nhanh

Với những trường hợp người bệnh biếng ăn, kén ăn hay trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ và gia đình nên kiên nhẫn giúp người bệnh luyện tập thói quen ăn uống lành mạnh. Đừng nên chiều theo sự càn quấy ở trẻ, cũng đừng nên la mắng hay nổi giận, hãy cho trẻ thời gian để thích nghi.

4. Các biện pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh trị liệu tâm lý, trị liệu bằng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tự thân người bệnh và gia đình cũng có thể giúp người bệnh ADHD giảm bớt những triệu chứng của bệnh và có cuộc sống vui vẻ hơn.

Gia đình có tác dụng to lớn trong việc giúp trẻ sắp xếp cuộc sống hằng ngày, dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết, và giám sát trẻ thực hiện chúng một cách đúng đắn.

Với trẻ em, cha mẹ cần:

  • Thường xuyên thể hiện tình cảm như ôm, hôn và khen ngợi để trẻ cảm nhận được tình thương của gia đình
  • Lập cho trẻ một thời khóa biểu tỉ mỉ về những điều cần làm trong một ngày. Ví dụ như buổi sáng đọc sách 30 phút, ngủ trưa 30 phút, đi tắm lúc 17h, xem TV lúc 19h,… để trẻ có một lịch sinh hoạt đều đặn
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, yên tĩnh như vẽ tranh, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, ghép hình,… để giảm bớt sự hiếu động nơi trẻ
  • Tránh cho trẻ chơi những trò chơi hoạt động nhiều và mạnh, game online có yếu tố bạo lực
  • Dạy trẻ làm việc nhà để trẻ có ý thức trách nhiệm, khen thưởng nếu trẻ làm tốt
  • Cha mẹ nên dạy trẻ những quy tắc khi đến nơi công cộng, và làm gương cho trẻ noi theo
  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh: ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc
  • Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi IQ để phát triển trí tuệ
trẻ tăng động giảm chú ý
Các trò chơi IQ có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ tập trung và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Với người lớn mắc chứng ADHD:

  • Tự lên kế hoạch cho mọi hoạt động trong ngày và công việc của bản thân
  • Phân chia công việc hợp lý để có thể hoàn thành mọi thứ đúng tiến độ
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Chia sẻ những khó khăn của mình với người thân và bạn bè
  • Xây dựng thói quen tập thể dục hằng ngày
  • Tham gia những hoạt động như đọc sách, vẽ tranh, tập yoga,… để rèn luyện sự tập trung
  • Viết nhật ký để giải tỏa tâm trạng và những cảm xúc tiêu cực

Tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

ADHD hiện không có phương pháp điều trị tận gốc, nhưng có thể cải thiện nhờ các phương pháp can thiệp hợp lý. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không, cũng như biết cách cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng động là gì? Dấu hiệu trẻ bị tăng động và cách điều trị
  • Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) và các phương pháp can thiệp
  • 6 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được các chuyên gia đúc kết

Latest from Blog