Thay đổi thói quen tiêu thụ đường nhiều ở trẻ em

8 mins read
Thay đổi thói quen tiêu thụ đường nhiều ở trẻ em

Thay đổi thói quen tiêu thụ đường nhiều ở trẻ em - Ảnh 1.

Đường có mặt rất phổ biến trong các sản phẩm thực phẩm và đồ uống rất hấp dẫn đối với trẻ em

Tuy nhiên, những đường này thường không cung cấp nhiều dinh dưỡng, mà ngược lại còn là nguồn calo không cần thiết, gây ra các hậu quả xấu cho sức khỏe của trẻ em, bao gồm béo phì, răng sâu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và mất cân bằng dinh dưỡng…

Sự khác biệt giữa các loại đường

Theo BS. Nguyễn Thị Mai – Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương, đường là một loại carbohydrate, được chia thành hai loại chính là đường tự nhiên và đường tự do. Đường tự nhiên có nguồn gốc từ các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, một số loại ngũ cốc và lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Đường tự do bao gồm tất cả các monosaccharid và disaccharid được thêm vào thực phẩm, nước uống của nhà sản xuất, nấu ăn hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm, cộng với đường tự nhiên có trong mật ong, siro, nước trái cây. Bên cạnh đó, có nhiều loại đường được thêm vào hoặc bổ sung vào thực phẩm, bao gồm đường tinh chế (sucrose, fructose, glucose, tinh bột thủy phân), siro ngô, HFCS (hight-fructose corn syrup) và các chất tạo ngọt khác.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn quá nhiều đường tự do và tăng động giảm chú ý, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây với thiết kế chặt chẽ hơn đã không thể tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa đường và hành vi ở trẻ em, vì vậy cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của đường đối với hành vi của trẻ em. Dù vậy, việc tiêu thụ quá nhiều đường tự do vẫn có nhiều tác động rõ rệt khác đến sức khỏe của trẻ em.

Thay đổi thói quen tiêu thụ đường nhiều ở trẻ em - Ảnh 3.

Đường tự do mang lại rất nhiều tác hại cho sức khoẻ của trẻ

Khuyến nghị về việc cho trẻ sử dụng đường

BS. Nguyễn Thị Mai khẳng định không có nhu cầu dinh dưỡng cho đường tự do với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, vị thành niên. Do đó, nếu có thể, đường nên tiêu thụ dưới dạng tự nhiên như sữa mẹ, sản phẩm sữa không đường như sữa chua, trái cây tươi nguyên chất hơn là nước ngọt công nghiệp, nước ép trái cây, nước uống và sữa có đường (dù ít hay nhiều đường).

Đường nên được tiêu thụ như một phần của bữa ăn chính, không phải là bữa phụ. Với trẻ sơ sinh, không nên cho uống đồ uống có đường vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe và dẫn đến tăng nguy cơ béo phì cho trẻ. Thói quen vừa ăn vừa ngủ với một cái bình có chứa đồ uống có đường hoặc sữa cũng không nên được khuyến khích vì nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và tăng nguy cơ đau răng. Thay vào đó, nên cho trẻ uống nước hoặc sữa không đường để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Trẻ em thừa cân và béo phì, nên giảm đường tự do trong khẩu phần ăn, là một phần quan trọng của việc giảm lượng năng lượng tiêu thụ

Việc thay thế đường tự do bằng loại chất tạo ngọt đường không dinh dưỡng, không hay ít năng lượng có liên quan đến việc giảm cân và giảm BMI trong ngắn hạn, nhưng tác động dài hạn của chất ngọt lên quá trình trao đổi chất, sức khỏe hiện chưa được hiểu rõ và có rất ít bằng chứng để đưa ra khuyến nghị thay thế để sử dụng chúng.

Cần thay đổi sở thích, thói quen ăn uống ở trẻ

Thay đổi thói quen tiêu thụ đường nhiều ở trẻ em - Ảnh 4.

Việc giáo dục và thay đổi thói quen ăn uống của trẻ là cần thiết để giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày của trẻ

Việc giáo dục và thay đổi thói quen ăn uống của trẻ là cần thiết để giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày của trẻ.

Được biết, ngay từ khi sinh ra, tự nhiên trẻ đã thích vị ngọt, thức ăn có đậm độ năng lượng. Tuy  nhiên, sự tiếp xúc với các loại thực phẩm và hương vị khác nhau trước và sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của trẻ đối với các thực phẩm và hương vị. Có thể có sự khác biệt về độ cảm nhận mùi vị cơ bản giữa trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức. Trẻ ăn sữa công thức sẽ tiếp xúc với hương vị liên tục, chủ yếu là vị ngọt và sự tiếp xúc nhiều hay ít tùy thuộc sự đa dạng của các loại sữa công thức mà trẻ tiêu thụ. Trong khi đó, trẻ dùng sữa mẹ sẽ nhận vị ngọt ngào (thường nhạt hơn so với sữa công thức) và việc tiếp xúc với các hương vị khác nhau tùy thuộc vào dinh dưỡng và chế độ ăn đa dạng hay không của bà mẹ.

BS. Nguyễn Thị Mai cho biết việc sử dụng đường tự do dạng lỏng thời kỳ thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến lượng đường tiêu thụ sau này của trẻ; việc phát triển vị giác (thích vị ngọt là bẩm sinh) có thể bị thay đổi, củng cố trong quá trình phát triển của trẻ. Đơn cử, trẻ nhỏ nào thường xuyên được cho ăn đường ngọt, nước ép có nhiều đường, khi trẻ lớn (lên đến 10 tuổi), được ghi nhận là thích dùng nhiều đồ ngọt hơn, lượng đường cũng trong khẩu phần ăn cũng tăng hơn.

Sở thích, thói quen ăn uống của trẻ có thể hình thành và được thay đổi thông qua các can thiệp phù hợp và kiên trì của các bậc cha mẹ, lặp lại trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng và can thiệp trong ăn uống của trẻ cần được quan tâm và thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ. 

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ em, các bậc cha mẹ nhất thiết cần phải giảm thiểu tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn của trẻ, thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây, thịt gia cầm, cá, đậu và các sản phẩm sữa….

Mời độc giả xem thêm video dưới đây:

Ăn đường có hại cho tim không?

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog