Thầy giáo cấp 3 ở Trung Quốc tiết lộ: Đây mới là những người hay quay lại thăm …

8 mins read
Thầy giáo cấp 3 ở Trung Quốc tiết lộ: Đây mới là những người hay quay lại thăm …

Thầy giáo cấp 3 ở Trung Quốc tiết lộ: Đây mới là những người hay quay lại thăm thầy cô

Thùy Anh, Theo Đời sống & Pháp luật 16:15 20/11/2023

Cuộc sống có nhiều biến động, nhiều người vì hoàn cảnh chẳng thể về tri ân người thầy năm nào.

  • Đây chính là thầy giáo CUTE nhất 20/11 năm nay: Lần đầu được tặng hoa, thích quá đi!
  • Nhân ngày 20/11, Đen Vâu tiết lộ bí mật hồi đi học toàn được 7 điểm Văn: Nguyên nhân đằng sau gây bất ngờ
  • Nhiều thầy cô chỉ biết im lặng khi gặp người quen, nghe người ta kháo nhau: “Chắc là sau 20/11 thu nhập khủng lắm”

Không phải tự nhiên mà nghề dạy học được người ta tôn vinh là một trong những nghề cao quý nhất, cũng không phải tự nhiên mà những thầy giáo, cô giáo luôn nhận được những tình cảm kính trọng đặc biệt từ nhiều người. Bởi họ không chỉ là người truyền dạy tri thức mà đồng thời, các thầy, các cô cũng đã truyền lửa, truyền cảm hứng và động lực cố gắng trong cả cuộc sống cho biết bao thế hệ học trò.

Tuy nhiên, sau mỗi chuyến đò, không phải ai cũng nhớ người đã đưa mình “sang sông”.

Thầy Trương là giáo viên cấp 3 đã có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Ông từng dạy rất nhiều thế hệ, hàng năm đều có học sinh cũ về thăm. Tuy nhiên, thầy Trương tiết lộ, những người trở về sau khi tốt nghiệp phần lớn là học sinh “cá biệt”.

Dưới đây là quan điểm cá nhân của nhân vật:

Lý giải cho việc học sinh có thành tích tốt thường ít về thăm, ông đưa ra 3 lý do.

1. Thành tích không tương xứng với kỳ vọng

Thông thường, kỳ vọng của “học sinh giỏi” sẽ cao hơn. Ví dụ, nếu một học sinh thường đứng đầu lớp, giáo viên sẽ đặt kỳ vọng cao hơn, hy vọng bạn đó có thể đỗ đạt vào một trường top cao, sau này làm vị trí tốt.

Tuy nhiên, thành công không bao giờ dễ dàng như vậy. Đôi khi điểm cao trên giảng đường thôi chưa đủ. Khi thực sự ra ngoài xã hội, một người muốn thành công còn cần nhiều kỹ năng khác. Do đó, việc học sinh giỏi không thành công được như kỳ vọng là chuyện thường tình.

Đối mặt với thực tế như vậy, nhiều người không muốn làm thầy cô thất vọng và khó chấp nhận thất bại của chính mình. Phần lớn là bởi họ không có đủ tự tin để đối mặt với thầy cô.

 Thầy giáo cấp 3 ở Trung Quốc tiết lộ: Đây mới là những người hay quay lại thăm thầy cô - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Họ không phải là những người vô ơn, nhưng khi kỳ vọng và thành tích không tương xứng, việc đối mặt với bạn cùng lớp và thầy cô lại trở thành chướng ngại vật trong lòng.

2. Tiếp xúc với nhiều người, công việc bận rộn

Sau khi bước qua ngưỡng cửa cấp 3, hầu hết sẽ mở rộng mối quan hệ của mình. Công việc bận rộn, thay đổi nơi ở là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều người thậm chí sẽ định cư ở các thành phố lớn sau khi đi làm. Vì thế, thời gian về quê của họ sẽ ít hơn. Ngay cả khi được về nhà, thời gian của họ cũng bị giới hạn. Một năm chỉ về nhà vài lần vào các dịp lễ lớn, việc dành thời gian thăm thầy cô cũng chẳng còn.

3. Mối quan hệ thầy trò không đủ “sâu đậm”

Thành tích của một số học sinh không đến từ một yếu tố. Ngoài công dạy dỗ của thầy cô, những kết quả mỗi người có được còn dựa vào sự nỗ lực của bản thân và cả sự hậu thuẫn của gia đình. Hơn nữa, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều người có tâm lý rụt rè, không dám gần gũi với thầy cô.

Vì vậy, sau khi ra trường, tình cảm thầy trò phai nhạt là điều không thể tránh khỏi.

Tại sao những học sinh “cá biệt” lại quan tâm thầy cô hơn sau khi ra trường?

Theo thầy Trương, điều này không hoàn toàn khó hiểu. Ban đầu, một đứa trẻ có thành tích chưa tốt có thể là do thói quen xấu, ảnh hưởng của môi trường gia đình… Thời gian này, thầy cô là người đồng hành với học sinh sát sao, dần dần đưa các em đi đúng hướng và sửa những thói quen xấu.

 Thầy giáo cấp 3 ở Trung Quốc tiết lộ: Đây mới là những người hay quay lại thăm thầy cô - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Thời gian, sức ảnh hưởng của giáo viên lúc đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của các học sinh “cá biệt”. Đặc biệt sau khi trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn, những người này sẽ càng cảm nhận được lời nói và việc làm của thầy có ý nghĩa như thế nào, từ đó càng biết ơn thầy hơn.

Nhìn chung, không thể khẳng định tất cả học sinh giỏi không quay về thăm thầy cô. Rõ ràng cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta trưởng thành, thời gian cũng sẽ eo hẹp hơn vì cần có nhiều thứ phải lo toan.

Hơn nữa, các thầy cô chẳng bao giờ mong muốn nhận được gì nhiều từ học sinh. Không phải quà cáp cũng chẳng phải tiền bạc, thứ các thầy cô muốn được nhận nhất có lẽ chính là sự cố gắng từng ngày của trò và hơn hết là một lời cảm ơn từ tận đáy lòng.

Theo Sohu

  • thăm thầy cô
  • ngày 20/11
  • thầy giáo cấp 3
  • Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Latest from Blog