Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh …

7 mins read
Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh …

Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh cãi: “Triu… uýt… huýt… tu hìu…” là gì?

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 07:33 16/10/2023

Liệu học sinh lớp 6 có đủ khả năng để hiểu được bản ký xướng âm giọng của tiếng chim chào mào ở câu thơ hay không?

  • Bài thơ Bắt Nạt trong SGK bị chê, tác giả lên tiếng: Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới
  • 1 từ trong SGK thành tâm điểm tranh cãi: Nhiều người khẳng định chưa nghe thấy bao giờ
  • NXB Giáo dục nói gì về giá SGK lớp 4, 8, 11 tăng 2-3 lần so với sách cũ?

Những ngày qua, bài thơ “Bắt nạt” trong SGK tiếng Việt lớp 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh gây tranh cãi gay gắt. Nội dung bài thơ phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường, đó là học sinh bắt nạt nhau.

Tuy vậy, nhiều người nhận xét nội dung bài thơ quá trẻ con, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có. Những câu từ như “trêu mù tạt”, “nhảy híp hóp cho hay”… bị nhận xét vô tri, so sánh khập khiễng, không có giá trị về ý nghĩa.

Bên cạnh “Bắt nạt”, bài thơ “Con chào mào” của nhà thơ Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối tri thức) cũng đã và đang nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau. Bài thơ gồm 16 dòng viết theo thể thơ tự do, khổ thơ có nhiều biến tấu, mỗi dòng có số chữ dài ngắn linh hoạt, nhiều hình ảnh, màu sắc… tạo cảm giác bình yên, trong trẻo.

Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh cãi: Triu… uýt… huýt… tu hìu… là gì? - Ảnh 1.
Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh cãi: Triu… uýt… huýt… tu hìu… là gì? - Ảnh 2.

Nhiều người nhận định, bài thơ tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên; gợi nhắc về sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Qua đó, học sinh sẽ nhận ra con người không thể sở hữu tự nhiên, chỉ có thể sống hòa hợp, tương giao với vạn vật trong đó. Tuy nhiên, bên cạnh lời khen, có không ít độc giả bày tỏ ý kiến không hài lòng.

Yếu tố thu hút nhiều quan điểm trái chiều trong bài thơ nằm ở câu 3 của khổ 1: “Triu… uýt… huýt… tu hìu…” – mô tả tiếng chào mào kêu. Nhiều người nhận định, liệu học sinh lớp 6 có đủ khả năng để hiểu được bản ký xướng âm giọng của tiếng chim chào mào ở câu thơ hay không?

“Từ lúc có mặt trên cuộc đời này, 38 năm, chưa bao giờ thấy con chào mào mũ đỏ bao giờ?”; “‘Triu… uýt… huýt… tu hìu…’ con chào mào này hót sai cú pháp à?”; “Mình đọc còn khó hiểu huống chi là học sinh, lớp 6 mà thơ trúc trắc khó đọc, chưa kể chim chào mào hót tiếng ngoại ngữ”, một số cư dân mạng bình luận.

Nói về bài thơ này, một giáo viên chia sẻ, ngay cả với thầy cô cũng không dễ dàng để giải thích cho học trò những từ ngữ trong câu thơ này như từ “triu”, từ “hìu”… Mặc dù theo tác giả đó là tiếng chim kêu nhưng giảng thơ, cảm thơ,… thì từ ngữ phải rõ nghĩa mới mang lại hiệu quả cho giờ học, nhất là đối với học sinh lớp 6 ở nhiều vùng, miền khác nhau, cách cảm thụ khác nhau.

“Nếu học trò mà yêu cầu thầy cô giải thích từ ‘triu’, từ ‘hìu’ trong câu thơ này thì chúng tôi tin rằng thầy cô sẽ rất khó trả lời vì chúng tôi tra trong từ điển tiếng Việt cũng không thấy có 2 từ này”, giáo viên này nói.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho biết, nội dung bài thơ quá trừu tượng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh lớp 6. “Tôi không chê bài thơ này, nhưng các em đọc có hiểu hay không thì là một chuyện khác. Cứ phải gồng mình để phân tích mấy ý tứ sâu xa thì có phù hợp với một đứa trẻ lớp 6 không?”, một người nhận định.

Hiện bài thơ vẫn thu hút sự chú ý cùng nhiều tranh luận trên mạng xã hội.

  • tranh cãi
  • bài thơ con chào mào
  • SGK
  • sách giáo khoa

Latest from Blog