Làm thế nào để nhận biết những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi thấy con mình có hiện tượng phát ban, nổi mụn trên da. Chân tay miệng là loại bệnh có diễn biến khá phức tạp. Nếu không được chữa trị kịp thời, virus sẽ xâm nhập lên các bộ phận quan trọng và phá hủy chúng. Vì vậy, bạn cần có những hiểu biết sơ bộ về triệu chứng của loại bệnh này. Từ đó đưa ra được hướng xử lý phù hợp nhất để bảo vệ trẻ.
Bệnh chân tay miệng hầu như chỉ mắc phải ở trẻ nhỏ, ít khi xuất hiện ở người lớn. Độ tuổi của đối tượng này vào khoảng từ 0-10 tuổi. Trẻ càng nhỏ, thời gian bệnh tiến triển càng được rút ngắn. Vì thế độ nghiêm trọng cũng tăng cao hơn.
Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh chân tay miệng được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi thời kỳ có các dấu hiệu và mức độ triệu chứng hoàn toàn khác nhau.
Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh, kéo dài từ 4-5 ngày. Lúc này trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Thậm chí, trẻ vẫn vui chơi, ăn uống và hoạt động như bình thường.
Tiếp đó là giai đoạn khởi phát, chỉ kéo dài trong khoảng từ 1-2 ngày. Lúc này, trẻ mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, những dấu hiệu này hoàn toàn giống với các bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy, phụ huynh còn chủ quan và không đưa bé đi điều trị từ sớm.
Cuối cùng là giai đoạn toàn phát. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng của bệnh chân tay miệng. Để hiểu rõ triệu chứng của từng giai đoạn là gì, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn ủ bệnh
Như đã nói ở trên, giai đoạn này trẻ không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ở trẻ sơ sinh, các hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, thể trạng còn khá yếu. Vì vậy, thời gian ủ bệnh rút ngắn xuống chỉ còn 2-3 ngày. Đối với trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, thời gian ủ bệnh cao hơn một chút, kéo dài từ 3-5 ngày.
Một số trường hợp trẻ trên 1 tuổi nhưng có thể trạng yếu. Vì vậy thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn trẻ đang khỏe mạnh 1 ngày.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn khởi phát
- Sốt nhẹ: Từng độ tuổi sẽ có nhiệt độ cơ thể khác nhau. Trẻ sơ sinh có nhiệt độ trung bình từ 34,5-36,2 độ C. Trẻ từ 2-4 tuổi có nhiệt độ cơ thể từ 35-36,5 độ C. Trẻ từ 4-10 tuổi có thân nhiệt từ 35,5-36,8 độ C. Khi bước vào giai đoạn khởi phát, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ cao hơn 1 độ, giao động từ 38-38,5 độ C.
- Đau họng: Cổ họng của trẻ bắt đầu bị virus xâm nhập và tấn công. Lớp niêm mạc trong cuống họng dần chuyển sang màu đỏ hồng.
- Chán ăn: Khi bị đau họng, trẻ sẽ rất đau nếu phải nuốt thức ăn. Với trẻ trên 2 tuổi rưỡi, bé không chịu ăn các thức ăn cứng và dai. Trẻ chỉ chịu ăn những món ăn mềm, dễ nuốt và các loại thức uống mát lạnh.
- Mệt mỏi: Sau khi sốt 1 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện hơi lừ đừ. Người bệnh đột nhiên ít vận động hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng lười nói chuyện, thần thái trên mặt trở nên uể oải. Nguyên nhân là do virus gây sốt và làm mỏi các cơ tay, cơ chân của trẻ.
- Buồn ngủ: Sau khi virus chân tay miệng xâm nhập lên não và gây sốt, chúng dần ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh. Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì cả ngày. Phụ huynh sẽ gặp khó khăn mỗi lần gọi bé dậy. Khi bạn gọi lớn, khoảng 2-5 phút sau trẻ mới có thể tỉnh táo.
- Quấy khóc: Trẻ bị mỏi người, đau đầu, đau họng nên có phản xạ quấy khóc do cảm thấy khó chịu. Nếu mức độ của năm triệu chứng kể trên càng nặng, bé sẽ càng khóc nhiều hơn.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn toàn phát
- Sốt cao: Cơ thể của trẻ dần tăng nhiệt độ lên đến 39 độ C. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm, nếu để lâu máu sẽ bị đông đặc và dẫn đến tử vong.
- Giật mình: Ở giai đoạn này, virus đã ảnh hưởng khá nhiều đến dây thần kinh. Vì thế, trẻ thường bị đột ngột giật mình. Tay chân miệng triệu chứng xuất hiện ngay cả khi bé lúc ngồi chơi hoặc đang ngủ sâu.
- Phát ban: Sau khi sốt 1 ngày, trên các bộ phận như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoang miệng, môi, quanh hậu môn xuất hiện các chấm đỏ li ti. Những chấm đỏ này không sưng, không gây đau rát cho trẻ.
- Nổi mụn nước: Chỉ sau 1 ngày kể từ khi phát ban, các chấm đỏ trên da sẽ tăng kích thước. Đồng thời, ở giữa xuất hiện một bọc mụn nước. Da của bé rất mỏng nên sau mỗi lần va chạm mụn bị vỡ và gây rát da.
- Loét miệng: Hầu hết các bọc mụn nước trong khoang miệng đều vỡ khi bé ăn uống hoặc quấy khóc. Từ đó, vi rút lây lan sang các tế bào lân cận và gia tăng số lượng mụn.
- Tiết nước bọt: Do khoang miệng bị đau rát khi mụn bể, tuyến nước bọt có phản xạ làm ẩm miệng để làm dịu cơn đau. Vì thế, trẻ thường chảy dãi trong thời gian bị bệnh.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng
Khi đã xuất hiện giai đoạn toàn phát ở trẻ nhỏ, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng. Số lượng virus chân tay miệng tăng gấp bội và xâm nhập vào nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, trẻ sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trường hợp nặng nhất sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Các biến chứng này xuất hiện tại hệ thần kinh trung ương, não, hệ hô hấp, tim mạch,… Tổn thương tại các cơ quan này rất nghiêm trọng, khó chữa khỏi cho người bệnh. Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng không thể hấp thụ và tương tác thuốc tốt như người lớn. Vì vậy, việc điều trị bệnh sẽ kéo dài rất lâu và tốn nhiều chi phí.
Nếu phụ huynh để trẻ xuất hiện biến chứng rồi mới bắt đầu điều trị, bé sẽ bị khiếm khuyết sức khỏe mãi mãi. Nguyên nhân do các biến chứng trên đều là những bệnh lý nghiêm trọng. Để biết các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng, mời bạn tham khảo các thông tin dưới đây.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng não
Khi gặp tình trạng này, trẻ sẽ xuất hiện khá nhiều biểu hiện bất thường. Dù ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, các bé đều được bác sĩ chỉ định nhập viện để điều trị nội trú. Mỗi ngày các bác sĩ sẽ tái khám và kiểm tra tình trạng của bé. Từ đó, họ mới có thể đưa ra được các cách chữa trị hiệu quả. Dưới đây là các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em tiêu biểu để bạn tham khảo:
- Đi đứng không vững: Dấu hiệu này không xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Chúng chỉ có ở trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên. Dây thần kinh vận động bị virus tấn công và phá huỷ. Từ đó, các xung lệnh gặp khó khăn khi truyền tin. Cơ thể bé trở nên yếu ớt, đi đứng loạng choạng, khó giữ thăng bằng và dễ bị ngã.
- Khó đánh thức bé khi ngủ: Giống với giai đoạn toàn phát, việc đánh thức trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhưng ở giai đoạn có biến chứng não, bé gần như không thể thức dậy. Bạn phải gọi to và lay người rất lâu để bé tỉnh.
- Giật mình thường xuyên: Tần suất bé đột nhiên giật mình mỗi ngày một tăng. Bất kể bé đang ăn uống, đi lại hay ngủ sâu đều gặp phải dấu hiệu này. Nguyên nhân là do dây thần kinh vận động bị tổn thương, vì thế chúng tạo nên các cơ giật mình ngắn trong 2s.
- Co giật: Đây là một dạng cấp độ cao của triệu chứng giật mình. Bé có dấu hiệu co rút mạnh chân tay, miệng sùi bọt mép. Mỗi cơn co giật thường kéo dài từ 5-10 phút.
- Liệt chi: Dây thần kinh dẫn tới các chi dần viêm và sưng to, một số tế bào bị chết đi hoàn toàn. Điều này làm cho hai chân, hai tay của bé mất khả năng vận động. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ không thể hồi phục được các bó cơ đã liệt.
- Hôn mê: Sau 3-5 ngày ngủ li bì, bé đột ngột bị hôn mê sâu. Thêm vào đó, trong thời gian đó trẻ liên tục muốt mát mồ hôi và hay giật mình.
- Rối loạn hoạt động nhãn cầu: Khi virus đủ thời gian xâm nhập, toàn bộ dây thần kinh trung ương quanh não sẽ đều bị tổn thương. Điều này làm các dây thần kinh dẫn đến mắt hoạt động rối loạn. Trẻ có biểu hiện trợn mắt, tròng đen nhìn hướng lên trên trần nhà.
Triệu chứng bị tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng hô hấp
Ở giai đoạn toàn phần, khoang miệng chứa một lượng lớn virus do các bọng nước bể ra. Tiếp đó, virus theo đường thở tiếp cận vào hệ hô hấp. Chúng xâm nhập vào các tế bào niêm mạc tại ống dẫn khí, nang phổi và mọc mụn nước tại đây. Sau vài ngày, các nhân mụn bể ra, tạo thành ổ viêm loét trong phổi và ống dẫn khí. Dần dần, phổi bị chứa đầy dịch viêm.
Lúc này, trẻ đã bị mắc một trong số các bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, phù nang phổi,… Các loại bệnh này tuy có thể điều trị khỏi bệnh, nhưng sức khỏe bé khi trưởng thành bị ảnh hưởng mãi mãi. Sức đề kháng của trẻ yếu đi, gan và thận hoạt động không còn hiệu quả như trước.
Tương tự như biến chứng tại não, khi bị biến chứng hệ hô hấp trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu rất đặc trưng. Cụ thể như sau:
- Thở khò khè: Mỗi khi bé hít vào, thở ra sẽ tạo nên tiếng động rất lớn. Âm thanh nghe khò khè như đang ngáy, xuất phát từ ngực của trẻ. Nếu bé ở trong môi trường không khí ấm, tiếng khò khè sẽ nhỏ hơn một chút.
- Thở dốc: Hơi thở của bé không được sâu. Trẻ liên tục thở gấp giống như vừa hoạt động quá sức. Nguyên nhân do dịch viêm tràn trong nang phổi, không gian hấp thụ khí bị thu hẹp. Vì thế bé phải thở nhanh để cung cấp đủ không khí.
- Tức ngực: Triệu chứng này xuất hiện ở bất kỳ ai đang bị viêm đường hô hấp. Dịch viêm chặn nang phổi và các ống dẫn khí. Vì thế, việc thở không còn được thuận lợi như bình thường. Trẻ cảm thấy tức óc ách trong ngực và hai bên mạn sườn.
- Khóc thét: Các triệu chứng ở trên làm bé khó chịu, mệt mỏi. Trẻ sẽ quấy khóc cả ngày cho đến khi mệt và ngủ thiếp đi.
- Nôn mửa: Dịch phổi chặn đường lưu thông không khí từ bên trong cơ thể. Khi ăn uống, trẻ thường bị sặc và nôn hết thức ăn ra bên ngoài. Với trẻ sơ sinh, bé thường nôn sau mỗi lần uống sữa.
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng tim mạch
Biến chứng tại tim mạch không biểu hiện ra bên ngoài nhiều như hai trường hợp vừa kể trên. Tuy nhiên vẫn có 1-2 triệu chứng tiêu biểu giúp phụ huynh phát hiện ra tình trạng này. Còn lại trẻ vẫn có các dấu hiệu mệt mỏi giống giai đoạn khởi phát. Ngoài ra, những loại bệnh tim mạch bé có thể mắc phải bao gồm: Huyết áp cao, viên cơ tim, truỵ tim,…
Các biến chứng tim mạch có thể được kiểm soát nếu người bệnh nhập viện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ ảnh hưởng trẻ mãi mãi. Dưới đây là các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng hệ tim mạch.
- Nhịp đập mạch máu tăng: Phụ huynh chỉ cần nhấn ngón trỏ và ngón giữa vào cổ trẻ và đếm nhịp đập của mạch máu. Nếu có biến chứng, nhịp đập của mạch sẽ lên đến 150 lần/phút. Điều này báo hiệu trẻ đang bị huyết áp cao, có thể bị vỡ mạch máu, xuất huyết hoặc đột quỵ.
- Cơ thể tím tái: Toàn bộ vùng da xung quanh cơ thể dần trở nên tím tái. Hiện tượng này có thể do máu tắc nghẽn hoặc tích tụ trong mao mạch quá nhiều. Chúng tạo nên áp suất lớn và làm vỡ thành mạch. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm, bạn nên tới bệnh viện hoặc gọi điện thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Lạnh các chi: Một số trường hợp virus làm hạ huyết áp của trẻ. Máu không thể truyền tới các bộ phận xa tim như bàn tay, bàn chân, tai,… Khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy da bé hơi lạnh. Nguyên nhân là do thiếu máu nên nhiệt độ trên da bị hạ thấp đáng kể.
Trên đây là các thông tin chi tiết về triệu chứng tay chân miệng ở trẻ. Bệnh được xếp vào các loại bệnh nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể trạng vô cùng yếu ớt. Nếu không được điều trị kịp thời, sức khỏe của bé bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ thông tin trong bài viết này để phát hiện bệnh chân tay miệng sớm nhất có thể.