3 biểu hiện chứng tỏ bé rất thông minh
Não phải liên quan tới trí nhớ, khả năng sáng tạo, muốn biết con cái thông minh không, cha mẹ nên sớm nhận biết một số dấu hiệu liên quan tới não phải phát triển.
- 3 đặc điểm rõ mồn một của người kém thông minh
- Trước kỳ thi, con căng thẳng và áp lực, cha mẹ thông minh hãy làm những điều này
- Cha mẹ làm 9 điều này trước 3 tuổi, con sẽ thông minh hơn
Albert Einstein (1879-1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức gốc Do Thái, ông được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông được biết đến với công trình nghiên cứu về lý thuyết tương đối và khả năng giải thích các hiện tượng vật lý mà trước đây chưa có lời giải thích. Einstein được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1921.
Albert Einstein
Tuy nhiên, thế giới cũng thắc mắc tại sao Einstein có thể thông minh như vậy? Sau rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra số lượng tế bào thần kinh trong não của ông phát triển rất tốt, nhất là phần vỏ não trước trán. Đặc biệt não phải của ông rất phát triển.
Não phải còn được gọi là “não trí nhớ”, liên quan tới trí nhớ, khả năng sáng tạo, khả năng tư duy, phân tích, nhận thức không gian, tính cách và cảm xúc.
Vì vậy, nếu bạn cũng muốn phát triển não phải của con mình, khi thấy trẻ có những hành vi bên dưới, tốt nhất đừng ngăn cản.
Những biểu hiện chứng tỏ não phải rất phát triển
– Thích cắn mọi thứ
Nếu cha mẹ quan sát kỹ sẽ phát hiện, đến một giai đoạn nhất định, trẻ thích cắn đồ vật, hầu như những thứ trẻ có thể chạm vào đều không dễ buông tay. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ mọc răng, mỗi lần bú là người mẹ chỉ biết “cắn răng chịu đựng”.
Trên thực tế, hiện tượng này không phải là điều xấu nên đừng cố gắng ngăn cản. Điều này là do em bé bước vào thời kỳ nhạy cảm về răng miệng, thích cắn mọi thứ, não phải cũng được kích thích thông qua hành động cắn này.
Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen này cho tới khoảng 1 tuổi, một số trẻ sẽ kéo dài tới 2 tuổi. Người mẹ chỉ cần chuẩn bị các vật dụng sạch sẽ cho trẻ cắn thì sẽ không sao cả.
– Hỏi nhiều thứ
Khi trẻ 2 tuổi, chúng sẽ bước vào thời kỳ nổi loạn đầu tiên, có thể khiến cha mẹ tức giận mỗi ngày. Đặc biệt, trẻ có xu hướng thắc mắc, tò mò nhiều thứ, mỗi ngày hỏi “trăm nghìn câu hỏi tại sao”.
Một số cha mẹ ban đầu cũng chịu khó trả lời các thắc mắc của con mình, nhưng khi thấy con hỏi nhiều thì bắt đầu nóng nảy, họ có xu hướng trả lời qua loa hoặc phớt lờ.
Trên thực tế, cách làm này là sai, sở dĩ trẻ cư xử như vậy là do não bộ đã bước vào thời kỳ nhạy cảm để phát triển khả năng tự nhận thức.
Thông thường bé từ 18 tháng đến 3,5 tuổi là giai đoạn phát triển nhận thức bản thân, trẻ sẽ phân biệt được mình với các bạn, bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa mình và những người khác.
Nếu cha mẹ ép buộc trẻ làm điều chúng không thích, điều đó sẽ không có lợi cho sự phát triển của não bộ.
– Bắt đầu biết nói dối
Nhiều người mẹ cho biết họ không biết con mình bắt đầu học nói dối từ khi nào, làm vỡ bình hoa xong nói dối là không làm, lấy trộm tiền tiêu vặt thì nói dối là không lấy trộm…
Hầu hết các bậc cha mẹ đều gặp phải tình trạng này, khi thấy câu trả lời của con mình không đúng với thực tế thì đánh đập, mắng mỏ con rất nặng nề.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não phải càng phát triển thì trẻ sẽ nói dối càng khéo léo, điều này có thể chứng tỏ trẻ có chỉ số EQ và IQ cao hơn. Trẻ nói dối là do chúng có ý thức nghĩ về cảm xúc của người khác, hoặc chúng sợ bị mắng trong tiềm thức.
Nếu cha mẹ phát hiện con mình nói dối, dù bao nhiêu tuổi cũng không nên vội vàng la mắng mà hãy nhìn nhận vấn đề từ góc độ của đứa trẻ, thông qua giao tiếp mà biết được nguyên nhân vì sao trẻ nói dối, để có cách xử lý phù hợp, hướng dẫn trẻ một cách chính xác.