Rối loạn cương dương (ED) không chỉ bóp nghẹt cuộc sống tình dục lãng mạn của bạn mà nhiều khi còn là nguồn gốc của sự thất vọng và thậm chí là xấu hổ. Rối loạn cương dương là một tình trạng mà nam giới không thể duy trì sự cương cứng trong quá trình giao hợp, không cương cứng hoàn toàn hoặc không cương cứng được.
Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không đủ cương cứng để thực hiện “cuộc yêu” một cách trọn vẹn. Người bị chứng rối loạn cương dương dễ bực tức, thay đổi tính tình dẫn đến mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rối loạn cương dương có thể dẫn đến vô sinh nam.
I. 4 nguyên nhân thường gặp gây rối loạn cương dương
Nhìn bề ngoài việc dương vật cương cứng có vẻ đơn giản, nhưng thực tế là nhiều hệ thống cơ thể cần phải phối hợp với nhau để có được và duy trì sự cương cứng khi quan hệ tình dục và lúc xuất tinh. Điều này bao gồm sự phối hợp giữa các hormone, cơ bắp, hệ thống tim mạch, não, dây thần kinh và cảm xúc của bạn. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở nam giới. Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể nhiều người chưa biết.
1. Tăng huyết áp
Tình trạng huyết áp cao mạn tính (tăng huyết áp) là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương ở nam giới. Tăng huyết áp làm hỏng các mạch máu, gây khó khăn cho các động mạch cung cấp cho dương vật hoạt động bình thường. Kết quả là, dương vật không thể nhận đủ máu để tạo ra sự cương cứng hoặc giữ cho nó cương cứng.
Các nghiên cứu cho thấy, đàn ông bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn ít nhất 2 lần so với nam giới có mức huyết áp bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng con số này có thể cao hơn nhiều vì nam giới thường không báo cáo ED cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi điều trị các bệnh khác ít liên quan.
Hơn nữa, nam giới bị tăng huyết áp có nguy cơ bị suy giảm testosterone cao gấp đôi so với nam giới không mắc bệnh này. Lượng testosterone thấp có thể góp phần gây ra các vấn đề về cương dương và giảm ham muốn tình dục.
2. Bệnh đái tháo đường type 2
Nam giới mắc đái tháo đường type 2 có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu báo cáo có tới 75% nam giới mắc bệnh đái tháo đường type 2 cũng phải vật lộn với rối loạn chức năng tình dục.
TS. Nguyễn Vinh Quang – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Tỷ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn so với người bình thường cùng lứa tuổi gần 20 lần. Khoảng 35% bệnh nhân đái tháo đường dưới 60 tuổi rơi vào tình trạng liệt dương. Tỷ lệ này lên tới 65% ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi.
https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-cu…
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu mối tương quan này, nhưng họ cho rằng nguyên nhân là bệnh đái tháo đường làm tổn thương mạch máu và thần kinh, gây xơ vữa, hẹp, tắc mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu đến dương vật cần thiết cho sự cương cứng.
Các thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm tổn thương thần kinh, ức chế cảm giác ở dương vật. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa thường gây đề kháng insulin, kháng leptin, ảnh hưởng tới các hormone của cơ thể như testosterone dẫn tới suy sinh dục, rối loạn cương dương.
3. Trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác
Nếu bạn bị trầm cảm hoặc một vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng, thì nguy cơ mắc chứng ED của bạn sẽ tăng lên. Ở chiều ngược lại, ED có thể gây ra trầm cảm hoặc lo lắng.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm hoặc lo lắng, có thể gây mất cân bằng trong não. Khi điều này xảy ra, nó có thể làm gián đoạn tín hiệu từ não đến dương vật của bạn. Và khi bạn không thể quan hệ tình dục một cách bình thường, điều đó có thể khiến bạn lo lắng hoặc chán nản, làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn cương dương.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ
Các rối loạn giấc ngủ, ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến lượng oxy của bạn. Chúng có thể khiến mức testosterone của bạn giảm xuống.
Vì cả oxy và testosterone đều là những yếu tố chính để có được và duy trì sự cương cứng bình thường, nên rối loạn giấc ngủ có mối liên quan cao với chứng rối loạn cương dương.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về mối liên hệ này, nhưng họ biết rằng việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ và đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ có tác động tích cực đến các triệu chứng của ED. Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách điều trị, vì nó cũng có thể giúp ích cho bệnh rối loạn cương dương.
II. Lời khuyên của chuyên gia nam học
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyến cáo, bệnh rối loạn cương dương cần được thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ và cẩn thận để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để phát hiện sớm rối loạn cương dương và điều trị bệnh hiệu quả, nam giới khi có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, thờ ơ với chuyện chăn gối cần phải đi khám ở các bệnh viện lớn có chuyên khoa nam học.
Với những người có ham muốn nhưng dương vật không có khả năng cương hay không đạt mức cương cứng như thông thường hoặc không duy trì được sự cương cứng trong suốt cuộc yêu thì cũng cần đi khám để tìm nguyên nhân.
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc cho biết: Qua thực tế thăm khám cho thấy có rất nhiều nam giới khi có các triệu chứng rối loạn cương dương đã không đi khám mà tự mua thuốc quảng cáo trên mạng hoặc theo lời mách bảo của người quen để điều trị. Việc làm này rất nguy hiểm vì người bệnh có thể gặp phải biến chứng hoặc các bệnh lý đi kèm, thậm chí có trường hợp, bệnh nhân dùng thuốc bị cương dương vật kéo dài phải nhập viện cấp cứu.
Ngoài ra còn tình trạng khi có dấu hiệu bị rối loạn cương dương nhưng lại đi khám tại một số phòng khám tư và được tư vấn sử dụng các dịch vụ hoặc dụng cụ hỗ trợ cương dương không đạt tiêu chuẩn và cấp phép theo quy định… cũng gây nhiều phiền toái.
Xem thêm video đang được quan tâm
Cảnh báo di chứng kéo dài hậu COVID có thể thành hội chứng phổ biến.