Đây cũng là những tố chất khiến trẻ thích ứng nhanh với những tiến bộ công nghệ và tận dụng tối đa các cơ hội mới.
Theo giới chuyên môn, sáng tạo thiên về kỹ năng hơn là tài năng bẩm sinh, một khả năng mà cả cha mẹ và giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ bằng cách khuyến khích.
Tư duy sáng tạo là chìa khóa dẫn đến thành công trong hầu hết mọi thứ chúng ta làm, vì thế điều quan trọng là phải nuôi dưỡng tư duy này ở trẻ em từ những năm đầu đời.
Dưới đây là một số cách dễ dàng giúp trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình:
1. Gợi ý trẻ đặt câu hỏi về mọi thứ
Một trong những cách nhằm phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ em là khuyến khích chúng tự hỏi. Bất cứ khi nào bạn dành thời gian với trẻ, hãy hỏi trẻ những câu như tại sao bầu trời lại có màu xanh? Tại sao nước biển có sóng còn nước ao hồ thì không? Trọng lực hoạt động như thế nào?
Thường xuyên giải thích những điều như vậy cho trẻ sẽ giúp trẻ trở nên tò mò, từ đó nâng cao kỹ năng tưởng tượng và khắc sâu khả năng giải quyết vấn đề.
2. Dạy trẻ nhiều cách giải quyết vấn đề
Dù là một bài toán hay một vấn đề cảm xúc mà trẻ gặp phải trong cuộc sống thực, với tư cách là cha mẹ, bạn cần làm cho con mình hiểu rằng có nhiều cách để giải quyết một vấn đề và cũng có nhiều góc nhìn khác nhau để nhìn nhận mọi thứ.
3. Kích thích sự tò mò của trẻ
Trẻ em bẩm sinh đã tò mò và chúng muốn biết thêm về mọi thứ. Do đó, trách nhiệm của cha mẹ và giáo viên là cung cấp những chỉ dẫn thú vị và phù hợp để tiếp tục thúc đẩy sự tò mò của trẻ đi đúng hướng.
Ví dụ, trẻ có thể tiếp xúc với nghệ thuật, văn hóa và văn học phong phú của một quốc gia, đồng thời làm quen với những ý nghĩa và hàm ý tiềm ẩn của chúng. Bạn cũng có thể nói với trẻ về tình hình môi trường đang xấu đi và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người cũng như động vật xung quanh.
Bằng cách cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa như vậy, cha mẹ sẽ khiến trẻ tò mò theo cách mà chúng muốn, đây là cách hiệu quả giúp trẻ trau dồi kiến thức và thực hành tư duy sáng tạo.
4. Thu hút trẻ bằng các hoạt động
Trí thông minh sáng tạo và tầm quan trọng của nó phụ thuộc vào tư duy đột phá hoặc vượt ra ngoài suy nghĩ về những điều hiển nhiên mà chúng ta thường thấy. Để biến nó thành hiện thực, trẻ cần một khoảng thời gian yên bình tránh xa các thiết bị kỹ thuật số, điều này hơi khó khăn trong kỷ nguyên công nghệ.
Bạn có thể khiến con mình suy nghĩ vượt trội bằng cách cho chúng tham gia các trò chơi và hoạt động sáng tạo. Các công cụ học tập dựa trên trò chơi giúp phát triển các kỹ năng khác nhau như phối hợp, thể hiện bản thân, vận động, v.v.
5. Khuyến khích trẻ đọc để giải trí
Hạn chế thời gian xem TV hoặc các thiết bị khác của con để nhường chỗ cho những sở thích sáng tạo như đọc sách vì nó khuyến khích hoạt động tư duy, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo.
Đọc sách có thể giúp con hiểu và diễn đạt tốt hơn, phát triển tư duy logic, từ đó giúp con tập trung vào việc học những điều mới.
Bạn có thể thường xuyên đưa trẻ đến thăm thư viện và thảo luận với trẻ về tác giả hoặc cuốn sách yêu thích của trẻ cùng các nhân vật trong đó. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về cách suy nghĩ của con.
6. Cho trẻ thời gian và không gian rảnh rỗi
Xây dựng kỹ năng một cách có phương pháp là rất quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là cung cấp cho trẻ đủ không gian để tự do khám phá trí tưởng tượng của chúng.
Hãy để chúng dành một vài giờ nhàn rỗi ở nhà mà không có bất kỳ hoạt động nào theo thời gian biểu hàng ngày để trẻ có thể đi lang thang không mục đích và phát huy trí tưởng tượng của chúng trong bất cứ điều gì chúng đang làm.
Tham khảo các khóa học do nuoidaytre.vn chọn lọc trên nền tảng Unica
Click vào link dưới để được nhận ưu đãi hơn 40% giá trị khóa học
Khóa học: Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Khóa học: Cha mẹ học con thành tài
Khóa học: Toán Soroban – tính siêu tốc cộng, trừ, nhân, chia cho bé từ 4-12 tuổi
Khóa học: Thai giáo – Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Khóa học: 19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài
Khóa học: Chiến lược dạy trẻ tự kỷ hồi phục
Khóa học: Phát triển toàn diện cho trẻ 0 – 6 tuổi
Khóa học: Giúp con định hướng cuộc đời
Khóa học: Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ
Khóa học: Bí kíp giáo dục giới tính cho trẻ
Khóa học: Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội
Khóa học: 21 chiến lược xây dựng nhân cách con trẻ
Theo entrepreneur.com