Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CCTV, Robert Kuok, người Trung Quốc giàu nhất Malaysia, đã nói về kinh nghiệm kinh doanh của mình.
Ông đề cập đến 1 điểm chí mạng là sai lầm của nhiều người: Làm mọi việc đều tính toán đến nguy hiểm. Nếu bạn sớm bỏ cuộc vì sợ hãi, bạn sẽ chỉ nghèo mãi.
Đây chính là trạng thái thực sự của nhiều người: Khi đi làm thì lo không đảm đương được công việc; khi kinh doanh thì lo mình sẽ thua lỗ.
Nhưng lúc nào cũng ở trong trạng thái sợ hãi sẽ chỉ khiến bạn nghèo đi mà thôi.
01
Có một người bán đậu phụ muốn làm giàu nên đã lập ra vô số kế hoạch khác nhau:
Anh ta nghĩ rằng sau khi thu được tiền lãi từ cửa hàng bán đậu phụ thì sẽ mua lừa và đổi nghề bán muối. Khi được kiếm tiền, anh có thể mua thêm lừa và thành lập đội vận chuyển hàng hoá.
Nhưng rồi anh lại nghĩ: Nếu con lừa không sống nổi thì sao? Việc kinh doanh bằng vận tải hàng hoá của mình thua lỗ thì sao?…
Nghĩ đến đây, lòng anh lại càng lo lắng.
Kết quả là anh không hành động gì, suốt đời đều bán đậu phụ và sống trong cảnh nghèo khó.
Nhiều người liên tục lo lắng về bản thân, tự hỏi mình sẽ làm gì nếu thất bại. Nếu bạn chần chừ, bỏ qua hết cơ hội này đến cơ hội khác thì sẽ nhanh chóng rơi vào vực thẳm, không đứng lên được.
Nếu bạn suy nghĩ nhiều hơn hành động thì ý tưởng của bạn dù có hay đến đâu cũng sẽ chẳng khác gì một lâu đài trên cát, có thể bị sóng cuốn đi bất cứ lúc nào.
Sự rụt rè và bi quan là những kẻ thù cơ bản nhất của con người. Càng suy nghĩ đến chuyện rút lui, bạn càng rời xa sự giàu có.
02
Một người bạn từng đến hỏi tôi về lời khuyên để tạo lập và duy trì một trang mạng xã hội cho riêng mình. Tôi không giấu diếm và nói ra hết những gì tôi nghĩ ở trong đầu.
Ban đầu, anh bạn cảm thấy tự tin và sẵn sàng làm điều gì đó lớn lao.
Một thời gian sau, tôi hỏi anh rằng tài khoản mạng xã hội đang hoạt động như thế nào và yêu cầu anh đăng một bài viết cho tôi xem.
Anh ngượng ngùng và nói rằng mình vẫn chưa làm việc đó. Nguyên nhân là vì anh lo lắng mình viết bài quá tệ, sẽ khiến mọi người cười chê.
Đây là một vấn đề phổ biến đối với nhiều người.
Trong đầu anh ta đã nghĩ rất nhiều cách nhưng cuối cùng, anh vẫn chọn đi theo con đường cũ. Chúng tôi thường nói đùa rằng bạn càng sống táo bạo thì bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Điều này thực sự có lý. Tôi luôn tin rằng đôi khi, một người nghèo không phải vì anh ta không có năng lực, mà là vì sự hèn nhát đã bẫy chính anh ta.
Một nghiên cứu tại Đại học Stanford đã chỉ ra rằng bộ não con người sẽ hình dung ra những điều chúng ta sợ hãi và lặp đi lặp lại chúng trong tâm trí, kết quả là xuất hiện một từ trường dẫn chúng ta theo hướng đó.
Bạn càng sợ điều gì thì chúng càng xảy ra nhiều hơn.
Nỗi đau của hầu hết mọi người không nhất thiết là có thật mà chỉ là ảo ảnh được tạo ra do suy nghĩ quá nhiều.
Mọi thứ trên thế giới đều bị mắc kẹt trong suy nghĩ và bị phá vỡ trong hành động.
Khi bắt đầu hành động, bạn sẽ thấy rằng tất cả những khó khăn đặt ra đều đã sớm tìm được cách khắc phục.
03
Tôi luôn tin rằng kiếm tiền là trò chơi dành cho những người dũng cảm.
Đối với một kẻ hèn nhát, ngần ngại tiến về phía trước thì khi gặp ắc rối, anh ta chỉ cảm thấy con đường mình có quá nhiều chông gai.
Nhưng với những người có đủ can đảm thì chỉ cần đi bước đầu tiên, cuối cùng họ sẽ thấy mọi chuyện đều suôn sẻ.
Robert Kiyosaki đã viết một cuốn sách rất nổi tiếng Rich Dad, Poor Dad (Cha Giàu Cha Nghèo). Trong số đó, người cha nghèo chính là cha ruột của anh. Tuy ông là giáo sư đại học nhưng cả đòi đắm chìm trong nợ nần. Trong khi đó, người cha giàu là cha người bạn thân nhất của Kiyosaki. Ông thậm chí còn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng lại có tài sản ròng hơn 1 tỷ USD.
Sự khác biệt giữa hai ông bố chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý kiếm tiền khác nhau của họ.
Người cha nghèo thường nói: “Khi nói về kiếm tiền, con đừng mạo hiểm. Lỡ con thất bại thì sao?”.
Để duy trì sự ổn định, ông đã đi làm đúng giờ và được trả đồng lương ít ỏi, đều đặn theo từng năm. Và ông không bao giờ dám thực hiện bất kỳ cơ hội đầu tư nào. Kết quả là khi khủng hoảng kinh tế ập đến, người cha nghèo không may bị sa thải khỏi trường và cuộc đời rơi xuống đáy.
Ngược lại, người cha giàu hường nói với Kiyosaki: “Nhiều người thất bại vì họ quá sợ thất bại”.
Người cha này đã bắt đầu đi làm từ sớm và sau khi dành dụm được một khoản tiền, ông bắt đầu đầu tư mở cửa hàng kinh doanh, vận hành siêu thị. Do thiếu kinh nghiệm nên ông đã nhiều lần thất bại trong việc khởi nghiệp, thậm chí từng phải thuyết bố phá sản. Nhưng ông không bao giờ nản lòng mà rút ra bài học từ những thất bại cho đến khi chuyển lỗ thành lãi.
Kiyosaki nhìn thấy quỹ đạo cuộc đời của hai người cha và quyết định học hỏi từ người cha giàu của mình.
Anh đã nghiên cứu sâu rộng về nhiều ngành công nghiệp, xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp. Trên đường đi, anh cũng gặp phải những sai lầm trong việc ra quyết định và thất bại trong đầu tư.
Nhưng mỗi lúc như vậy, anh luôn nghĩ đến lời khuyên của người cha giàu: “Hãy chấp nhận thực tế thất bại và biến nó thành động lực trên con đường thành công”.
Cuối cùng, Kiyosaki đã trở thành một nhà văn và nhà đầu tư nổi tiếng, với khối tài sản hơn 100 triệu USD ở tuổi 40.
Nếu bạn sợ thất bại thì thành công sẽ không bao giờ đến với bạn.
Đôi khi, điều quyết định thành công của một người chính là thái độ của anh ta khi đối diện với khó khăn.
Nếu bạn nhìn tới nhìn lui và suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Nếu cứ tiến lên, dẫu cho bạn có thể gặp thất bại vạn lần, nhưng chỉ cần thành công một lần, bạn sẽ lật ngược tình thế.
Tỷ phú Elon Musk thường mô tả mình là những người chơi trò chơi trong thế giới thực với câu tuyên ngôn: “Vấn đề lớn là gì nếu tôi thất bại trong trò chơi? Tệ nhất, đó chỉ là phải bắt đầu lại từ đầu”.
Tôi thích thái độ này đối với cuộc sống. Dẫu cho bạn gặp thất bại hết lần này đến lần khác, hãy đứng dậy, bắt đầu làm lại. Một ngày nào đó sự giàu có sẽ nằm trong tầm tay bạn.
Theo Toutuaio