Con gái sợ hãi không dám học bơi, ông bố Tiến sĩ chỉ thủ thỉ một câu mà giúp con vượt qua nỗi sợ: Một cách dạy con quá hay!

9 mins read
Con gái sợ hãi không dám học bơi, ông bố Tiến sĩ chỉ thủ thỉ một câu mà giúp con vượt qua nỗi sợ: Một cách dạy con quá hay!

Vài ngày trước, Lý Tùng Uý, một tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ câu chuyện về cô con gái 9 tuổi của mình:

Khi cho con gái đi học bơi, anh phát hiện con gái mình rất sợ nước, cố gắng thế nào cũng không học được. Huấn luyện viên càng bảo đừng sợ thì càng phản tác dụng. Người cha rất buồn bã, chưa biết làm sao để con tự tin hơn, vượt qua nỗi sợ nước. Anh kể, lúc đầu con gái bơi không đến nỗi sợ nhưng sau vài lần bị sặc nước và được huấn luyện viên uốn nắn, cuối cùng ngày càng trở nên sợ hãi hơn. 

“Nếu tôi nói “thôi nào, con làm được” hoặc “thôi nào, con giỏi lắm”, con có thể tạm thời kìm nén nỗi sợ hãi của mình; nhưng ngay sau đó khi nhìn thấy người khác bơi giỏi hơn mình, con chỉ càng thêm lo lắng và rơi vào vòng xoáy sặc nước”… Vì vậy, thay vì động viên hay khen ngợi con gái, Lý Tùng Uý lại lặng lẽ nói với con một bí mật: “Ai cũng phải sợ 100 lần khi học bơi. Con đã sợ hãi cả chục lần rồi, và có thể học được nếu sợ thêm 80 lần nữa”. Kết quả là con gái của anh nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi, tập trung học bơi và bơi giỏi như một chú cá heo con.

Con gái sợ nước, học bơi mãi vẫn không thành công, Tiến sĩ tâm lý học chỉ tiết lộ 1

Ảnh minh họa.

Khi biết nỗi sợ hãi của mình được chấp nhận và sợ hãi là điều bình thường, phản ứng của trẻ sẽ khác. Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều hy vọng nuôi dưỡng một đứa trẻ tỏa nắng, tự tin và không sợ thất bại. Tuy nhiên, để được như vậy không thể chỉ dựa vào lời khen ngợi. 

Hãy thử 4 kỹ năng giao tiếp này để giúp trẻ tìm lại sự tự tin.

Giao tiếp đồng cảm

Một lần trong công viên, có nhóm trẻ em đang chơi bóng đá, hai mẹ con nọ đứng xem. Thấy con có vẻ muốn chơi, người mẹ đã yêu cầu con tham gia. Nhưng cậu con trai quá xấu hổ mãi không dám tiến tới, người mẹ nóng nảy mắng: “Ôi trời, có gì phải xấu hổ! Con hèn nhát quá đấy”. Cuối cùng, cậu bé đỏ mặt và bật khóc. 

Đối với một đứa trẻ nhút nhát và sống nội tâm, thật khó để bé làm điều gì đó nếu bạn liên tục nói “làm đi con”. Chỉ khi cha mẹ ngồi xuống, hiểu và biết trẻ đang gặp khó khăn ở đâu, họ mới có thể giúp con. 

Một phụ huynh kể: “Có lần, con trai làm bài Toán suốt 2 tiếng đồng hồ không ra kết quả, cứ nằm đó thở dài. Tôi nghe xong lập tức bước tới. Sau khi hiểu rõ sự tình, đầu tiên tôi bày tỏ sự đồng cảm: “Để mẹ xem vấn đề của con đi, bài toán này đối với trẻ lớp ba khó thật đấy”. Sau đó tiếp tục chia sẻ: “Thực ra khi còn là một đứa trẻ, mẹ rất kém môn Toán. Con giỏi hơn mẹ rất nhiều. Đừng lo lắng, chúng ta hãy dành thời gian tìm hiểu nhé”. Sau khi nghe điều này, con trai tôi được an ủi rất nhiều, con ngỏ ý xin để  tự mình khắc phục vấn đề”.

Trên thực tế, điểm mấu chốt của giao tiếp đồng cảm là: Hiểu những khó khăn của trẻ, giúp trẻ xây dựng các bước giải quyết và hỗ trợ con thực hiện. Khi bạn trải nghiệm cảm xúc từ quan điểm của đứa trẻ, trẻ cũng sẽ tự nhiên cảm nhận được sự quan tâm và thấu hiểu của cha mẹ.

Giao tiếp tạo động lực

Rất nhiều bậc cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái từ khi chúng còn nhỏ, họ thường nói: “Con phải nổi bật và mang về vinh quang cho gia đình chúng ta”. Những lời động viên mà cha mẹ thốt ra thực chất là đặt cho trẻ những kỳ vọng quá cao và bắt chúng không ngừng tiến về phía trước. Một số trẻ khi vấp phải thất bại, sự tự tin sẽ giảm đi rất nhiều, rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Trọng tâm của giao tiếp tạo động lực là giúp trẻ nâng cao ý thức về năng lực bản thân, để trẻ tin rằng “Con có thể làm được”, từ đó sinh ra sự tự tin và dũng khí đối mặt với khó khăn. Muốn vậy, đầu tiên, hãy dạy trẻ đối mặt với thất bại và sợ hãi. Giống như cuộc đối thoại giữa ông Lý Tùng Uý và con gái, nó không chỉ khiến đứa trẻ bớt sợ hãi mà còn nhìn thất bại bằng một tâm thế bình thường, từ đó gieo mầm “Tôi có thể” vào trái tim. 

Nếu chỉ dựa vào những lời động viên đơn giản như “Mẹ tin con làm được”, thì khó tạo cho trẻ niềm tin và sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực. Điều trẻ em thực sự cần là sự khẳng định cụ thể, chân thành, hay còn gọi là “sự khích lệ chất lượng cao”. Giao tiếp tạo động lực sẽ cho phép trẻ học cách khẳng định bản thân và xây dựng ý thức ổn định về sự tự tin và hiệu quả của bản thân.

Cổ vũ và tôn trọng ý tưởng của con

Có phụ huynh kể: “Mùa hè năm ngoái, tôi đưa con đi cắm trại hè ngoài trời. Ở đó, tôi đặc biệt ấn tượng với một cậu bé 8, 9 tuổi. Khi những đứa trẻ khác vẫn còn lúng túng nắm lấy tay người lớn, thì cậu bé mới đến đã nhanh chóng hòa nhập với các bạn của mình. Khi gặp sự cố leo núi, cậu bé bình tĩnh hơn cả người lớn, kịp thời phân tích tình huống và tìm ra giải pháp. 

Sau này, tôi quan sát kiểu trò chuyện giữa cậu bé và bố mẹ của mình, thấy rằng họ hiếm khi yêu cầu con cái làm theo ý mình. Chủ yếu họ dùng giọng điệu hướng dẫn: “Hãy đến và thử món này nhé?”; “Con sẽ lên kế hoạch cho hành trình ngày mai chứ?”…

Cho phép trẻ có nhiều ý tưởng khác nhau, bất kể ý tưởng đó là ngây thơ hay trưởng thành, có thể thảo luận với chúng, và đừng vội chỉ trích, đó là cách giao tiếp của cha mẹ thông minh. Sau khi được cha mẹ hướng dẫn hợp lý, trẻ sẽ hiểu được một số hậu quả nhất định và đưa ra lựa chọn tương ứng. 

Khi trẻ nhờ giúp đỡ, cha mẹ nên bày tỏ sự ủng hộ, nếu trẻ muốn dựa vào năng lực của bản thân để giải quyết vấn đề thì cũng nên đồng ý, như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy tôn trọng và cho trẻ quyền lựa chọn, để con có nhiều cơ hội thể hiện bản thân và trở nên độc lập, tự tin hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog