Những công việc không yêu cầu bằng đại học có tiềm năng nhất

8 mins read
Những công việc không yêu cầu bằng đại học có tiềm năng nhất

Những công việc không yêu cầu bằng đại học có tiềm năng nhất

Đông, Theo Tổ quốc 00:02 29/05/2023

Nhiều công ty hiện nay đang loại bỏ các yêu cầu về bằng cấp để tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận với những công việc có mức lương cạnh tranh cho ứng viên.

  • Một công việc từng là “vua của mọi nghề”, kiếm đến hơn 3 tỷ đồng/năm nhưng nay ảm đạm, người trẻ ngày càng ít mặn mà
  • Những công việc từ xa hot nhất trong vòng 5 năm tới, số lượng tuyển dụng cực lớn: Ngồi ở nhà vẫn kiếm tiền tỷ ngon ơ!
  • 5 công việc hấp dẫn cho du học sinh tốt nghiệp ngành kỹ thuật

Theo nghiên cứu gần đây của ZipRecruiter, số lượng công việc yêu cầu bằng cấp đã giảm dần kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Đến năm 2030, Cục Thống kê Lao động dự đoán rằng khoảng 60% tổng số việc làm mới trong nền kinh tế sẽ là những ngành nghề không yêu cầu bằng cao đẳng, đại học hoặc sau đại học.

Để tìm ra những ngành nghề có tiềm năng cho các ứng viên không có bằng cử nhân, các nhà khoa học dữ liệu tại LinkedIn đã phân tích hàng triệu hồ sơ tuyển dụng của các công ty từ năm 2021 đến 2023. Đối với báo cáo này, một ứng viên “không tốt nghiệp cử nhân” được định nghĩa là người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có bằng cao đẳng hoặc đã hoàn thành thời gian học nghề để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu việc làm.

Những công việc không yêu cầu bằng đại học có tiềm năng nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dưới đây là những công việc phát triển nhanh nhất dành cho những người không có bằng cử nhân, theo LinkedIn:

1. Tư vấn 

Các đầu việc: Tư vấn khách hàng, tư vấn kinh doanh, tư vấn giải pháp.

2. Marketing

Các đầu việc: Quản lý truyền thông xã hội, chuyên gia tiếp thị, điều phối viên tiếp thị.

3. Nghiên cứu 

Các đầu việc: Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhà phân tích kinh doanh, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế.

4. Nguồn nhân lực 

Các đầu việc: Chuyên gia nhân sự, trợ lý nhân sự.

5. Truyền thông và quảng cáo

Các đầu việc: Nhà văn, trợ lý sản xuất, biên tập viên, giám đốc sản xuất.

Một số công việc có mức lương tương đối cao: Giám đốc sản xuất có thể kiếm được ít nhất 106.000 đô la (gần 2,5 tỷ đồng) mỗi năm, trong khi các chuyên gia tư vấn giải pháp có thu nhập cao nhất thường từ khoảng 113.000 đô la (hơn 2,6 tỷ đồng) đến 167.000 đô la (gần 4 tỷ đồng), theo ZipRecruiter.

Tại Việt Nam, mức lương cho những ngành nghề kể trên cũng tương đối hậu hĩnh. Theo đó, một người làm Marketing tại Việt Nam thường kiếm được khoảng 20.300.000 đồng/ tháng. Mức lương dao động từ 11.000.000 đồng (trung bình thấp nhất) đến 29.900.000 đồng (trung bình cao nhất, mức lương tối đa thực tế cao hơn). Mức lương cũng khác nhau đáng kể giữa các vị trí, cấp bậc khác nhau – theo Salary Explorer.

Còn theo Joboko, mức lương trung bình của nhân viên nhân sự là từ khoảng 7 – 10 triệu/tháng sau 2 đến 3 năm làm việc. Cụ thể hơn là Trợ lý nhân sự, lương trung bình của công việc này sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng.

Những công việc không yêu cầu bằng đại học có tiềm năng nhất - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Việc tuyển dụng cho các vị trí tư vấn đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể đối với các ứng viên không có bằng cử nhân trong những năm gần đây, tăng 34% từ năm 2021 đến năm 2022.

“Khi nghe đến công việc ‘tư vấn’, nhiều người ngay lập tức hình dung ra công việc tại một công ty tư vấn lớn, nhưng trên thực tế ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm theo hướng hợp đồng hay làm việc tự do. Tại đó, bạn có thể sử dụng các kỹ năng hoặc kiến thức chuyên môn của mình”, Andrew Seaman, biên tập viên quản lý cấp cao về việc làm và phát triển nghề nghiệp tại LinkedIn News cho biết.

Tương tự như vậy, nhiều công ty đang xem xét lại cách họ tuyển dụng các vị trí nhân sự, ưu tiên các kỹ năng mềm như giao tiếp và lãnh đạo hơn là trình độ học vấn của ứng viên, Seaman cho biết thêm.

Ông nói: “Có rất nhiều kinh nghiệm sống quý giá mà một người làm trong lĩnh vực nhân sự có thể có được, và ngày càng có nhiều công ty cung cấp các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ để lấp đầy khoảng trống kỹ năng chuyên môn.

Khi bắt đầu đại dịch, tôi thấy nhiều nhân viên pha chế và những người làm việc trong lĩnh vực khách sạn chuyển sang làm trong bộ phận nhân sự, vì họ đã có người những kỹ năng cần thiết để phát triển trong những công việc như vậy” 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog