10 bí quyết “nhỏ mà có võ” để con trưởng …

13 mins read
10 bí quyết “nhỏ mà có võ” để con trưởng …

10 bí quyết “nhỏ mà có võ” để con trưởng thành trí tuệ và hạnh phúc

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 19:46 29/05/2023

Có người so sánh trẻ em với hoa, nhưng lại quên mất rằng các loài hoa khác nhau thì có thời kỳ ra hoa khác nhau. Có người so sánh trẻ em với tờ giấy trắng, nhưng họ quên rằng, trên tờ giấy đó vẽ được gì là tùy ở người cầm bút.

  • Những đứa trẻ xuất sắc được rèn luyện 3 điều này khi còn nhỏ
  • Nuôi dạy theo kiểu cực đoan, nhà văn nổi tiếng khiến con trai 13 tuổi ra đi mãi mãi
  • Hai bé song sinh hạnh phúc được ông ngoại tặng tấm giấy khen “vô giá”

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần thuê cho con gia sư đắt tiền nhất, cho con theo học ở các trường nổi tiếng thì con sẽ thành công. Nhưng giáo dục từ nhà trường và xã hội đều mang tính thời hạn. Trong khi đó, giáo dục từ gia đình là quá trình giáo dục xuyên suốt cả một đời của mỗi con người. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn, tính cách và lối sống sau này của con trẻ.

Có 10 bí quyết “nhỏ mà có võ” giúp nuôi dạy con nhẹ nhàng mà hiệu quả của cha mẹ thông thái, bạn sở hữu bao nhiêu?

10 bí quyết nhỏ mà có võ để con trưởng thành trí tuệ và hạnh phúc - Ảnh 1.

Giáo dục gia đình liên quan mật thiết đến từng bước trưởng thành của con. Ảnh minh họa

01. Làm gương hơn dạy lý thuyết

Tại sao trẻ không chịu thay đổi sau nhiều lần nhắc nhở? Vì nhiều cha mẹ thường nói một đằng, sống và làm một nẻo. Vừa giáo dục con chăm học, vừa cầm điện thoại, nhiều năm rồi không lật giở một cuốn sách nào. Con là bản sao cho cha mẹ. “Dạy bằng gương” quan trọng hơn “kể bằng lời”. Cách cha mẹ kỷ luật bản thân quan trọng hơn nhiều so với việc dạy con ra sao.

02. Mong con làm được, trước hết cha mẹ phải tin con làm được

Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là “hiệu ứng Rosenthal”, có nghĩa là: Chỉ cần bạn kỳ vọng rất nhiều vào một điều gì đó, thì điều được mong đợi sẽ xuất hiện. Riêng về giáo dục gia đình, nếu cha mẹ có thể kỳ vọng tốt và tin tưởng con cái làm được thì trẻ sẽ có tương lai khá tươi sáng. Tuy nhiên, quá nhiều cha mẹ chỉ nhìn thấy khuyết điểm của con và dùng “kính lúp” để phóng to lên vô hạn.

Mong con làm được, trước hết cha mẹ phải tin con làm được.

03. Cho con không gian

Quá nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng về tương lai của con cái mà tạo áp lực cho con ở hiện tại: Vắt kiệt thời gian của trẻ, áp đặt đủ loại thành tích… Con cái vì thế như chiếc bánh mì nhúng nước, không thể tự do vươn vai, thiếu vắng sự đồng hành và chăm sóc của cha mẹ. Thời gian trôi qua, những đứa trẻ ngày càng trở nên trì trệ hơn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng đối mặt với sự sụp đổ.

Cách tốt nhất là hãy cho trẻ không gian và sự bầu bạn, để trẻ cảm thấy rằng mình không phải chiến đấu một mình. Tương lai có vất vả đến mấy vẫn có bố mẹ đồng hành.

04. Bình đẳng là cầu nối của mọi nền giáo dục

Chưa ai từng hỏi một đứa trẻ rằng liệu nó có sẵn sàng đến thế giới này hay không và liệu nó có muốn bạn làm cha mẹ của mình hay không. Ngược lại, người lớn lựa chọn sinh con ra là để tiếp nối tình yêu thương của cha mẹ, để kế thừa dòng máu của một gia đình, hoặc để hoàn thành sứ mệnh cuộc đời nào đó. Trẻ không hoàn hảo, nhưng bạn cũng chưa chắc là cha mẹ hoàn hảo.

Cha mẹ vì vậy đừng xem việc nuôi dạy con cái là sự cống hiến một chiều mà là sự trưởng thành hai chiều. Hãy hạ thấp vị trí của chính mình, ngồi xổm đối mặt với con, hình thành trạng thái bình đẳng, tôn trọng trẻ như người lớn. Như vậy giáo dục mới đạt chất lượng và hiệu quả cao.

05. So sánh là sai lầm làm tổn thương con cái và chính bạn

Từ quan điểm của người lớn, so sánh tạo sự tương phản có thể có tác dụng thúc đẩy tích cực. Nhưng thật ra, đối với những đứa trẻ có tâm hồn và cái tôi còn non nớt thì sự quan sát, động viên của cha mẹ chính là dưỡng chất nuôi lớn con.

Có người so sánh trẻ em với hoa, nhưng lại quên mất rằng các loài hoa khác nhau thì có thời kỳ ra hoa khác nhau; Có người so sánh trẻ em với tờ giấy trắng, nhưng họ quên rằng, trên tờ giấy đó vẽ được gì là tùy ở người cầm bút.

Nếu bạn muốn con mình trở thành một đứa trẻ ngoan, trước tiên bạn phải là một người cha/mẹ tốt. Đứa trẻ nào cũng có mặt tốt, mấu chốt là cách cha mẹ giáo dục và hướng dẫn. Đừng so sánh với người khác, chỉ nên so sánh với chính mình, chỉ cần con hôm nay tốt hơn hôm qua, đó là trưởng thành và tiến bộ.

06. Kiên nhẫn là món quà tuyệt vời nhất cha mẹ có thể tặng con cái

Trước những câu hỏi hơi ngây thơ của trẻ, hãy kiên nhẫn trả lời chúng. Đối mặt với thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Sản phẩm chất lượng cao cần thời gian trau chuốt. Những đứa trẻ ưu tú cũng cần được nuôi dạy cẩn thận. Gác lại sự thúc giục và chờ đợi “hoa nở” là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái.

07. Cuộc sống là trường học tốt nhất cho trẻ em

Chúng ta thường nghe cha mẹ nói với con cái: “Ở độ tuổi của con hiện nay, quan trọng nhất là phải chăm chỉ học tập, sau này sẽ thi vào một trường đại học tốt. Cuộc sống gia đình không cần phải lo lắng”. Nhưng cha mẹ cần nhớ, kiến thức thu được trong thực tế ấn tượng và thấu đáo hơn nhiều so với kiến thức trong sách giáo khoa.

Cuộc đời là trường học tốt nhất cho con. Phụ huynh là “giáo viên” trong ngôi trường này.

Sự khác biệt là: Một số “giáo viên” sẽ đơn giản đưa ra câu trả lời, giúp trẻ khỏi suy nghĩ và tránh nỗi buồn thất bại. Một số “người thầy” sẵn sàng cho những đứa trẻ nếm trải những khó khăn trở ngại và có những lựa chọn khó khăn trong cuộc sống.

Những bậc cha mẹ thực sự hiểu về giáo dục thường đứng sau lưng con cái để dẫn dắt. Thay vì lao về phía trước một cách mù quáng, che mưa gió cho trẻ và thu dọn chướng ngại vật.

Cha mẹ không thể bảo vệ con cái của họ mãi mãi, nhưng những trở ngại thì luôn đi kèm với cuộc sống của một người. Cho trẻ vào đời để trải nghiệm là cách trưởng thành nhanh nhất và thiết thực nhất.

08. Tình yêu là tiền đề của mọi sự học

Cha mẹ thông minh sẽ chỉ tuân theo một nguyên tắc: Tôn trọng sở thích của trẻ. Có hứng thú thì sẽ có tình yêu, một người khi đã yêu một thứ gì đó thì sẽ có bản năng toàn tâm toàn ý cống hiến. Ép trẻ học những thứ trẻ không thích hoặc không muốn không những không học tốt mà còn hủy hoại sự tự tin trong học tập.

09. Giáo dục là kết quả của mối quan hệ cha mẹ và con cái

Trong nhiều gia đình, có một hiện tượng: Đứa trẻ trước đây rất ngoan ngoãn, nhưng bây giờ không nghe lời gì và suốt ngày chống lại; Trước đây, con cái luôn bám lấy cha mẹ, nhưng bây giờ có thể ở bên nhau cả ngày mà không nói chuyện; Điểm số ở trường thất thường, chỉ nghịch điện thoại khi về nhà…

Thấy con “hư đốn”, ngoài việc tức giận, cha mẹ còn “chạy chữa” khắp nơi, làm cách nào để kéo con ra khỏi “vực thẳm”. Nhưng “thuốc” nằm trong tay cha mẹ. Đằng sau “hành vi xấu” của một đứa trẻ thường là một nỗi khổ nội tâm. Khi những nhu cầu bên trong không được đáp ứng trong một thời gian dài, chúng sẽ theo bản năng tìm cách tự cứu mình.

Nền tảng của mọi nền giáo dục đều dựa trên mối quan hệ tốt đẹp; kết quả của mọi nền giáo dục là kết quả của mối quan hệ cha mẹ và con cái. Mối quan hệ càng tốt đẹp, con cái càng sẵn lòng tin tưởng và chấp nhận cha mẹ chúng.

10. Sai lầm là đòn bẩy để tăng trưởng

Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, cha mẹ dù như thế nào cũng không thể giáo dục con không bao giờ mắc sai lầm. Sợ trẻ làm sai, ngăn cản trẻ làm là hạn chế sự trưởng thành của trẻ.

  • Phương pháp giáo dục con cái
  • nuôi dạy con cái
  • phương pháp nuôi dạy con cái

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog