Câu đố: “Con gì cắt mất đuôi liền biến thành con cá?”
Nhiều người đoán đây là con… rắn mối, con nòng nọc. Còn bạn, bạn nghĩ là con gì?
- Câu đố: “Hai đầu mọc ở hai chân/ Cái chân lại đúng cái thân mới kỳ” – Là cái gì?
- Câu đố tiếng Việt: “Để nguyên nằm trên trời, bỏ đầu nằm trong miệng”, đây là chữ gì?
- Câu đố: “Mặc áo xanh, đội nón xanh/ Đi quanh một vòng/ Mặc áo trắng, đội nón trắng” – Là quả gì?
Nếu thích thú với trò chơi giải đố, hẳn bạn cũng biết nhiều câu đố chữ trong tiếng Việt phải vận dụng khả năng dùng từ, logic các sự vật với nhau mới có thể ra được đáp án chính xác. Câu hỏi dưới đây là một ví dụ về kiểu đố chữ cực hack não này:
Con gì cắt mất đuôi liền biến thành con cá?
Trên thực tế, nếu suy luận theo kiểu một con vật gì đó, chặt mất đuôi để biến thành cá thì lại mang tính… siêu nhiên quá. Nhiều người đoán đây là con… rắn mối, con nòng nọc. Rắn mối là một loài bò sát sở hữu khả năng sinh tồn hết sức ấn tượng: Tự rụng đuôi khi chấn thương hay tự vệ nhằm thoát thân. Nhưng tất nhiên sau khi rụng đuôi nó cũng chỉ là… rắn mối mà thôi.
Còn nòng nọc là cóc mới nở từ trứng ra, sống thành đàn ở đám ruộng, ao. Đến kỳ hạn, nó đứt đuôi nhảy lên bờ sống trên cạn và trở thành ếch. Như vậy cả nòng nọc và rắn mối đều không phải là đáp án của câu hỏi trên.
Thực ra, đây là một câu đố chữ, vậy nên nhiệm vụ của bạn là tìm ra một từ gì mà nếu bỏ đi phần sau thì thành chữ cá. Và tất nhiên, đó phải là từ chỉ con vật.
Câu trả lời rất đơn giản. Đó chính là con cáo. Cáo bỏ “đuôi” là bỏ đi chữ “o”, vậy là còn chữ cá.
Cáo bỏ “đuôi” là bỏ đi chữ “o”, vậy là còn chữ cá.
Cáo là động vật khá quen thuộc, nhưng có những sự thật thú vị xung quanh loài vật này, cùng tìm hiểu xem nhé:
1. Hầu hết loài cáo là những con sói đơn độc. Chúng kiếm ăn và ngủ một mình, nhưng khi chúng nuôi con, chúng lại sống trong các hang nhỏ dưới mặt đất cùng với gia đình của mình.
2. Nói về râu thì loài cáo cũng có một ít râu chân của chúng. Điều này giúp chúng dễ dàng định hình được dáng vẻ của kẻ thù, nhất là khi trời tối.
3. Bên cạnh những sợi râu trên chân, cáo còn biết sử dụng từ trường của Trái đất để săn mồi. Các nhà nghiên cứu đã để ý thấy rằng những con cáo luôn nhảy theo hướng Đông Bắc khi nhìn thấy những con mồi đang ẩn nấp. Những cuộc tấn công như vậy phần lớn đều thành công trong khi nếu nhảy theo hướng khác thì tỷ lệ thất bại sẽ cao hơn. Các chuyên gia cho rằng, chúng dùng từ trường trái đất để đo khoảng cách và định vị con mồi.
4. Một số loài cáo có thể nghe thấy những tiếng động từ cách đó 40 thước (36,5m).
5. Ngay cả khi bạn bắt gặp một con cáo hoang dã, chúng cũng sẽ không ăn thịt bạn. Bởi vì chúng có một chế độ ăn tạp chủ yếu bao gồm các loài gặm nhấm, động vật có vú nhỏ, thực vật và chim.
6. Những con cáo cái chỉ mang thai trong vòng 53 ngày.