Đây mới là bản chuẩn của câu “Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng”
Chuyên gia nêu bản chuẩn của câu “Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng”.
- 90% người Việt không nhận ra mình nói sai câu thành ngữ này, bạn thì sao?
- Sự thật bất ngờ về câu thành ngữ “Thuốc đắng dã tật”
- Câu đố Tiếng Việt: Thành ngữ “ăn cháo đá bát” có phiên bản gốc khá… “nhạy cảm”, đố bạn biết là gì?
“Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng” hay “Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng” đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian.
“Cả hai bản này đều chưa được công nhận”, PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.
Từ điển tục ngữ thống kê “Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng” và biến thể khác là “Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm lông chân quân tử”, chứ chưa công nhận các bản khác.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học. (Ảnh: FBNV).
Trong từ điển đưa ra luận giải, “rậm lông bụng” là nét hay gặp ở kẻ tiểu nhân, còn “rậm lông chân” là nét hay gặp ở các trang quân tử.
Câu tục ngữ trên xuất phát từ kinh nghiệm xem tướng của dân gian. Người xưa thường xem tướng qua nhiều sắc diện, biểu hiện về mặt ngoại hình như khuôn mặt, dáng đi, lông chân, lông bụng.
Câu nói đó chỉ là quan niệm vì bản chất lông bụng, lông chân không phản ánh tư cách của một người. Quân tử và tiểu nhân vốn là cách phân biệt trong Nho giáo.
Quân tử được coi là người đáng kính trọng, đàng hoàng, có hiểu biết và ứng xử đúng mực. Ngược lại, tiểu nhân là kẻ xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và nhỏ nhen.
“‘Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng’ không đúng vì giữa hai vế không có sự đối nhau. Bản chất vế ‘quân tử nông chân’ không có nghĩa, còn vế ‘tiểu nhân nông bụng’ thì vẫn có thể lý giải theo nghĩa lòng dạ hẹp hòi”, ông Tình nói thêm.