Triệu chứng nhiễm RSV biểu hiện nhiễm RSV ở trẻ

6 mins read
Triệu chứng nhiễm RSV biểu  hiện nhiễm RSV ở trẻ

Biểu hiện nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở trẻ cha mẹ cần biết

google news

SKĐS – Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ trong mùa hè là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV – respiratory syncytial virus). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời, virus RSV có thể gây tử vong cho trẻ.

Hàng năm vào mùa hè, có một số bệnh ở trẻ thường gặp như tiêu chảy, viêm màng não do viêm não nhật bản, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt virus… Hiện tại vào mùa hè năm nay, bệnh thường gặp phải nhiều nhất ở trẻ là viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV – respiratory syncytial virus). Đây là bệnh truyền nhiễm. 

Virus RSV gây bệnh gì ở trẻ? 

Ở trẻ nhỏ, virus RSV gây ra bệnh lý viêm tiểu phế quản. Đây là một bệnh viêm đường hô hấp dưới, bệnh gây tắc nghẽn đường hô hấp và có nguy cơ gây tử vong cho trẻ. Bệnh lây nhanh, và thường trở nặng ở các bệnh nhân có cơ địa bụ bẫm, béo phì. Chỉ cần nhiễm bệnh 2-3 ngày, trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng khó thở và có thể ngay lập tức dẫn tới tử vong do tắc nghẽn hòan toàn đường thở.

Đây là bệnh lây nhiễm rất nhanh thông qua giọt bắn, đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo… Khi trẻ em mắc bệnh nói hoặc hắt hơi, các giọt bắn theo đó rơi vào đồ chơi, quần áo, bàn ghế… và lây cho các trẻ lành.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cảnh báo về bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp ở trẻ trong mùa hè năm nay. 

Trước đây, virus RSV chỉ xảy ra theo thời điểm. Tuy nhiên sau đợt dịch COVID-19, hệ thống miễn dịch của trẻ em nói chung thay đổi, không tốt như trước đây. Điều này có thể do quá trình cách ly xã hội, trẻ ít tiếp xúc với môi trường. Khi trở lại trạng thái bình thường mới, trẻ tiếp xúc lại với môi trường, tuy nhiên khả năng đề kháng lại kém đi. Những diễn biến của bệnh trên từng trẻ khác nhau, không theo quy luật và thường diễn biến nặng.

Những biểu hiện trẻ mắc virus RSV cha mẹ cần lưu ý

Trong trường hợp nhẹ, phụ huynh cần theo dõi sát sao nhịp thở, chế độ ăn của trẻ. Trẻ mắc virus RSV không cần dùng kháng sinh. Cha mẹ chỉ cần vỗ rung, long đờm cho trẻ. Đến ngày thứ 7, nếu không có gì thay đổi trẻ sẽ khỏi bệnh.

Tuy nhiên với trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, bệnh nền mạn tính… bệnh sẽ diễn biến nhanh. Trẻ cần được đưa vào các cơ sở y tế sớm để điều trị theo phác đồ phù hợp. Trẻ cần được sử dụng kháng sinh dự phòng bội nhiễm, máy khí rung, vỗ rung để ép đờm… Đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bởi vì trong trường hợp mắc virus RSV, đờm trong người trẻ rất đặc, nếu ăn được sữa, uống nhiều nước sẽ khiến đờm loãng ra. Tuy nhiên, nhiều trẻ không ăn uống được cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế về chế độ ăn uống, ép đờm…

Biểu hiện nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở trẻ cha mẹ cần lưu ý - Ảnh 1.

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu ở bất thường ở trẻ để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa virus RSV

RSV là virus không có vaccine, vì vậy không thể phòng ngừa. Tuy nhiên có thể thực hiện một số lưu ý sau để phòng ngừa tiên phát:

– Bệnh RSV lây qua giọt bắn vì vậy cần vệ sinh bàn, dụng cụ đồ chơi, vệ sinh tay chân trước khi ăn… Điều này có thể giúp hạn chế rất nhiều khả năng mắc bệnh. Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh đều rửa tay, sau khi đi học về… Ngoài ra quần áo, đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ.

– Cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm các dấu hiệu nếu có. Khi khởi phát, trẻ nhiễm virus RSV có những dấu hiệu giống hệt tình trạng viêm mũi họng như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Tuy nhiên trẻ mắc RSV có dấu hiệu khò khè rất nhanh do khó thở đường hô hấp dưới. Từ đó dẫn tới biểu hiện thở khó, thở rít, thở nhanh hơn bình thường… Khi cha mẹ quan sát thấy trẻ có nhịp thở nhanh hơn bình thường kèm sốt, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế. 

Cách nhận biết nhịp thở nhanh ở trẻ: 

– Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở trên 60 lần/phút.

– Với trẻ từ 2 tháng -12 tháng nhịp thở trên 50 lần/phút. 

– Trẻ từ 1 tuổi trên 40 lần/phút. 

Xem thêm video được quan tâm:

Rau Muống Ngon Nhưng Lại ‘Đại Kỵ’ Với Những Nhóm Người Sau | SKĐS

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog