Con khoe bức tranh vẽ lọ hoa, người cha có quyết định thay đổi cuộc đời con
Cha mẹ yêu con không phải bằng cách cho nhiều tiền tiêu vặt, mặc đồ đắt tiền mà là quan tâm hơn đến việc học, dành thời gian và tiền bạc để rèn luyện con cái.
- Cách dạy con tuổi dậy thì khéo léo cho các phụ huynh
- Cha mẹ dạy con chọn bạn đời: Đừng tìm người có nhà có xe, nên chọn 3 kiểu người này
- Mẹ cần tránh thân thiết quá mức khi nuôi dạy con trai
Maxwell là một nhà khoa học và bác học người Scotland sống ở thế kỷ 19 (1831-1879). Ông là người đầu tiên xây dựng lý thuyết chứng minh điện, từ, và ánh sáng là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell được gọi là sự hợp nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý, chỉ sau Isaac Newton về lực hấp dẫn của Trái đất.
Bên cạnh vật lý cơ bản, Maxwell cũng có những đóng góp trong lĩnh vực vũ trụ, như đã chứng minh rằng vành đai Sao Thổ cấu thành bởi rất nhiều hạt bụi nhỏ.
James Clerk Maxwell.
Nhắc đến nhà Toán học, nhà Vật lý học này, người ta còn nhớ đến câu chuyện dạy con tuyệt vời của cha ông. Vào thế kỷ thứ 19, khi Maxwell còn rất nhỏ, có một lần cha ông bảo ông vẽ một lọ hoa. Lúc làm xong, Maxwell đem nộp cho cha, cha ông nhìn thấy bức vẽ cười phá lên, bởi tất cả những nét vẽ trên giấy đều là những sơ đồ hình học: Lọ hoa là hình thang, các bông hoa cúc được vẽ thành các hình tròn to nhỏ, còn lá thì được biểu thị bằng một số hình tam giác lạ lùng.
Người cha chu đáo lập tức phát hiện ra rằng, Maxwell vô cùng mẫn cảm và có hứng thú đối với toán học. Thế là ông bắt đầu dạy cho Maxwell về hình học, sau đó là đại số. Quả nhiên, không lâu sau Maxwell có biểu hiện tài năng hơn người đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực Toán học.
Đại đa số những đứa trẻ, khi lên 5 hoặc 7 tuổi sẽ bắt đầu có sự mẫn cảm đặc biệt nhất và hiếu kỳ nhất với một lĩnh vực nào đó. Nếu cha mẹ có thể tinh ý nắm bắt được và thuận theo đó mà dẫn dắt, hướng dẫn trẻ thì sẽ mở ra một con đường thênh thang trong sự nghiệp của con sau này.
Cha mẹ thông minh biết nắm bắt sở thích và sở trường của con
Những đứa trẻ có điều kiện gia đình thực sự tốt có thể được hưởng nền giáo dục ưu tú hơn từ nhỏ nên chuyên môn và sở thích cũng sẽ khác.
Trong những gia đình cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc học hành của con cái, sở thích của trẻ thường là chơi điện thoại và game, hoặc thỉnh thoảng đi học thêm. Nhưng đối với những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình tốt, cha mẹ càng chú trọng đến việc bồi dưỡng con cái, giỏi phát hiện ra những lĩnh vực mà trẻ có ưu điểm và chú trọng trau dồi, phát triển năng khiếu kịp thời.
Đây thực sự là vai trò to lớn của giáo dục. Cha mẹ yêu con không phải bằng cách cho nhiều tiền tiêu vặt, mặc đồ đắt tiền mà là quan tâm hơn đến việc học, dành thời gian và tiền bạc để rèn luyện con cái.
Năng khiếu của trẻ được hình thành từ ngay khi vừa sinh ra đời và có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Khoa học đã chứng minh năng khiếu của trẻ có quy luật giảm dần, có nghĩa là càng lớn, năng khiếu của bé sẽ mai một dần nếu không được phát hiện, bồi dưỡng sớm và đúng cách. Chẳng hạn, với một em bé khi sinh ra có 100% năng lực, nếu được bồi dưỡng từ 3 tuổi, bé sẽ phát huy được 90%, nhưng đến lúc 5-6 tuổi thì chỉ còn 70%, hoặc đến 10 tuổi thì đôi khi chỉ còn 50%.
Vì vậy, bố mẹ nên là người phát hiện sớm và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ, theo dõi và tạo điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó. Nhưng làm thế nào để có thể phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của trẻ ra sao lại là việc khó khăn với nhiều bố mẹ.
Gợi ý giúp bố mẹ phát hiện năng khiếu của trẻ sớm
Quan sát trẻ trong thời gian chơi
Khi chơi, con bạn thường ngồi im vẽ tranh hay thích đá bóng trong công viên hoặc có thể trẻ say sưa nghe nhạc… Các hoạt động yêu thích của trẻ là một dấu hiệu tốt chỉ ra sở thích của bé và nếu tiếp tục quan sát trẻ trong thời gian chơi, bố mẹ sẽ có thể biết được từ sớm thế mạnh của trẻ và biết con có năng khiếu ở lĩnh vực đó hay không.
Giới thiệu các hoạt động khác nhau với trẻ
Hãy để trẻ được tham gia và thử nhiều hoạt động khác nhau để con có thể biết được mình thích gì và làm tốt nhất ở lĩnh vực nào. Đưa trẻ đến nhiều địa điểm khác nhau để giới thiệu những sở thích mới và vui vẻ tham gia hoạt động đó cùng trẻ. Đăng ký cho con tham dự các hội thảo thử nghiệm để biết trẻ có hứng thú với hoạt động đó hay không.
Luôn luôn ủng hộ trẻ
Cho dù bạn có nghĩ đó là những điều viển vông thì cũng đừng đè bẹp giấc mơ của trẻ bằng cách nói với bé rằng đó là điều không thể hoặc không thực tế. Mà thay vào đó hãy cho con biết sự ủng hộ của bạn và giúp trẻ đặt ra một số mục tiêu cụ thể để đạt được điều đó.
Ví dụ con muốn trở thành người đầu tiên sống trên mặt trăng, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tìm hiểu thêm về thiên văn học. Cho dù sau này con có thể không trở thành một nhà thiên văn học, đi theo con đường sự nghiệp hoàn toàn khác, ít nhất con sẽ lớn lên hạnh phúc khi biết rằng bố mẹ đã đồng hành và hỗ trợ từng bước trong cuộc đời.
Tạo điều kiện cho trẻ phát triển tối đa kỹ năng đó
Giúp trẻ nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu của mình bằng cách cho phép trẻ thực hành kỹ năng hoặc gửi bé cho một cơ sở đào tạo năng khiếu. Ví dụ, nếu trẻ thích âm nhạc, hãy đăng ký cho trẻ một vài khóa học tại trung tâm nghệ thuật để con tìm ra nhạc cụ yêu thích. Trẻ thích chơi quần vợt, thuê một huấn luyện viên để dạy trẻ những kỹ thuật chơi của bộ môn thể thao này.
Một khi trẻ đã trưởng thành và xác định chắc chắn sẽ đi theo hướng sở thích đó, bố mẹ sẽ tiếp tục ủng hộ bằng cách cho phép trẻ vào học trong trường chuyên nghiệp ở lĩnh vực đó. Đây là môi trường mà trẻ sẽ được đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ đàng hoàng.
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ nhưng bố mẹ cũng đừng quá kỳ vọng. Có nhiều trẻ thích nhưng lại thật sự không đủ khả năng để có thể làm tốt hoặc theo đuổi đam mê. Và cũng không thiếu những trẻ chỉ là sở thích nhất thời. Nên nhớ tuyệt đối không biến trẻ thành nơi thực hiện mong ước của mình, vì có thể bé không thích hoặc say mê với bộ môn đó, vô tình sẽ tạo ra những áp lực cho con.