Kiểm tra bình nóng lạnh đã dùng lâu năm, gia chủ giật …

9 mins read
Kiểm tra bình nóng lạnh đã dùng lâu năm, gia chủ giật …

Nếu như chiếc bình siêu tốc có tác dụng đun nước nóng để con người sử dụng cho mục đích pha nước uống hay nấu ăn, thì thiết bị mang tên bình nóng lạnh cũng đem lại hiệu quả tương tự. Chúng thường được lắp đặt trong nhà vệ sinh, nhà tắm, nhằm cung cấp nguồn nước ấm, nóng cho các sinh hoạt khác, các công việc vệ sinh cá nhân của con người. Khi lắp bình nóng lạnh, không chỉ khu vực vòi hoa sen mà bồn rửa mặt, bồn rửa bát hay các vòi nước khác trong nhà sẽ đều được cung cấp nguồn nước nóng khi cần thiết.

Cách sử dụng là người dùng chỉ cần bật công tắc bình khoảng 15 – 20 phút. Lúc này, hệ thống điện sẽ làm nước nóng dần lên theo đúng nhiệt độ đã được cài sẵn, và khi đủ đúng với nhiệt độ ấy thì rơ le sẽ tự động ngắt mạch điện vào sợi đốt để có thể giữ được bình chỉ nóng ở mức nhiệt độ mà đã được nhà sản xuất cài đặt từ trước đó. Và khi nhiệt độ nước giảm đến mức nhất định cũng làm cho rơ le nhiệt đóng mạch để sợi đốt tiếp tục đun nước. Hoạt động này sẽ tiếp diễn và lặp đi lặp lại để có thể duy trì độ nóng của nước ở trong bình phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.

Kiểm tra bình nóng lạnh đã dùng lâu năm, gia chủ giật mình bởi cảnh tượng bên trong - Ảnh 1.

Bình nóng lạnh là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình

Chính bởi cách sử dụng dễ dàng cùng công dụng của mình nên bình nóng lạnh được đánh giá là thiết bị thiết yếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít ai để ý tới công việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ. Video sau đây được đăng tải trên mạng xã hội từ một người dùng đã cho thấy, một chiếc bình nóng lạnh lâu ngày không được vệ sinh sẽ có phần bên trong như thế nào.

Qua video có thể thấy, nó không hề sạch sẽ như nhiều người lầm tưởng. Phần đang đang được các thợ kỹ thuật lấy ra chính là một phần thuộc lõi của bình nóng lạnh. Thanh này bị bám chặt bởi lớp chất bẩn dày. Thậm chí người sau khi xem xong video này còn nhận xét, nếu chỉ lướt qua, sẽ không thể tưởng tượng được đây là bên trong của một chiếc bình nóng lạnh.

Lõi của bình nóng lạnh được lấy ra khiến gia chủ giật mình bởi tình trạng bên trong thiết bị

Hậu quả từ việc không vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh

Theo các chuyên gia đánh giá, việc lâu ngày không vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thiết bị, mà còn ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra còn gây lãng phí điện năng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố chập cháy nguy hiểm.

Ví dụ như trường hợp trong video, bộ phận bị bẩn chính là thanh đốt của bình. Bộ phận này là công cụ chính để đun nước nóng theo nhu cầu của con người. Việc bị lớp cặn bẩn dày bám vào khiến bình giảm khả năng làm nóng nước, đun nước cũng chậm hơn, từ đó lãng phí điện năng hơn. Thanh đốt này và một thanh magie bên trong bình nóng lạnh, cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nếu như nguồn nước gia đình không sạch.

Đặc biệt, các kỹ sư điện cũng khuyến cáo, khi thanh magie bên trong bình nóng lạnh bị ăn mòn, không được thay thế kịp thời thì khả năng xảy ra chập cháy là rất lớn.

Kiểm tra bình nóng lạnh đã dùng lâu năm, gia chủ giật mình bởi cảnh tượng bên trong - Ảnh 3.

Thanh magie của bình nóng lạnh nên được thay thế kịp thời

Khi nào nên vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh?

Thời gian được các chuyên gia khuyên người dùng nên tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ 1 năm 1 lần. Tại các khu vực chất lượng nguồn nước không tốt, nước có nhiều cặn thì có thể tiến hành thường xuyên hơn, khoảng 6 tháng 1 lần.

Tuy nhiên, nếu chưa đến thời gian bảo dưỡng mà bình nóng lạnh xuất hiện những dấu hiệu sau, người dùng cũng nên lưu ý để tiến hành kiểm tra kịp thời. Có thể kể tới là các bộ phận của bình bị han gỉ nghiêm trọng, đặc biệt là phần dây nối, bình phát ra tiếng ồn bất thường, bình bị rò rỉ nước hoặc bình đun nước không đủ nóng.

Để việc vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh diễn ra hiệu quả và an toàn nhất, tốt hơn hết người dùng nên gọi các đơn vị có kỹ thuật chuyên nghiệp. Với các gia đình muốn tiết kiệm chi phí cũng có thể tự thực hiện, song cần ghi nhớ một số lưu ý về các công đoạn thực hiện như sau:

– Ngắt hoàn toàn nguồn điện vào thiết bị, đồng thời tháo rơ le điều chỉnh nhiệt độ ra khỏi bình.

– Lau sạch cả phần vỏ ngoài của bình bằng khăn vải sạch. Lau khô hoàn toàn trước khi cắm bình trở lại sử dụng.

– Xả hết toàn bộ nước trong bình rồi mới cọ rửa bình.

– Không nên cọ rửa bình quá mạnh và cũng không nên dùng quá nhiều hóa chất.

– Khi đã vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn bám trên thành và đáy bình, hãy tiến hành xả lại với nước để đảm bảo các vết bẩn, vết cặn nhỏ cũng được cuốn trôi.

Kiểm tra bình nóng lạnh đã dùng lâu năm, gia chủ giật mình bởi cảnh tượng bên trong - Ảnh 4.

Bình nóng lạnh nên được tháo rời để vệ sinh, bảo dưỡng toàn bộ định kỳ

Theo các chuyên gia, không chỉ toàn bộ thiết bị nói chung mà một số bộ phận của bình nóng lạnh cũng cần bảo trì định kỳ một cách đặc biệt. Đầu tiên là van giảm áp suất và nhiệt độ (TPR). Đây là thiết bị cho phép hơi nước thoát ra khỏi bình trong trường hợp nhiệt độ hoặc áp suất bên trong tăng quá cao, cơ chế hoạt động tương tư như một chiếc ấm pha trà.

Chúng sẽ mở ra nếu nhiệt độ vượt quá 210 độ, hoặc nếu áp suất đạt 150 psi (pound/ inch2). Điều này có nghĩa là nếu van TPR bị hỏng bình nước của bạn có thể phát nổ do nhiệt độ hoặc áp suất quá cao. Vì vậy, hãy đảm bảo van luôn trong trạng thái hoạt động bình thường bằng cách thường xuyên kiểm tra van TPR định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Tiếp đến là thanh magie với nhiệm vụ là chống ăn mòn thành bình. Nó nên được thay thế khoảng 2 năm/lần.

Sau những thông tin trên, hi vọng các gia đình sẽ quan tâm và chú ý hơn tới vấn đề vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ chiếc bình nóng lạnh – thiết bị quen thuộc trong nhà tắm/nhà vệ sinh của mọi nhà. Việc làm này không chỉ giúp thiết bị được hoạt động bền bỉ, tiết kiệm, mà còn để bảo vệ chính sự an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog