Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài

10 mins read
Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài

Trước cánh cửa đại học, Wu Hui, Phó giáo sư tại khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Tài chính và kinh tế Giang Tây, Trung Quốc đã viết tâm thư gửi đến con gái Wu Yang của mình.

Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài - Ảnh 1.

Wu Hui và con gái của mình

Trong lá thư, ông đã viết ra 8 điều răn dạy con. Sau khi được chia sẻ, lá thư này đã khiến hàng triệu phụ huynh xúc động. Thậm chí một số cư dân mạng cho rằng nên coi đây là bài học đầu tiên của sách giáo khoa THPT. Dưới đây là bức thư của ông Wu Hui.

Thời gian như thoi đưa. Mới ngày nào, con còn chập chững tập đi ngoài sân. Nháy mắt, giờ đây cô bé ấy đã tròn 18 tuổi. Chưa bao giờ rời khỏi nhà kể từ lúc sinh ra. Vì vậy, bố lo lắng cho việc con tự chăm sóc bản thân mình sau này.

Con nói rằng con không muốn học đại học ở quê nhà. Bố hiểu và luôn khuyến khích con bay thật xa. Con ghét bị dạy dỗ nhưng bố vẫn có vài điều muốn nhắn nhủ con.

Lòng tốt không thể để trong lòng

Để trở thành người có đạo đức, con cần biết thực hành và lòng tốt không thể giữ cho riêng mình. Bố hiểu tâm lý của các bạn trẻ, lần đầu tiên giúp đỡ người khác sẽ quan tâm đến cách đánh giá của những người xung quanh. Song thực tế, điều đó không cần thiết. Một điều tốt, không có tư lợi tại sao phải lo lắng, sợ hãi ai đó nói về nó.

Có rất nhiều điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, miễn là chúng trong khả năng giúp đỡ của con. Và con sẵn sàng hành động đã là điều tốt. Khi có thể hỗ trợ ai, con đừng ích kỷ hay lo lắng thiệt hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì những nỗ lực của con. Bố đã nhận được sự tôn trọng của nhiều người bởi hiểu được nguyên tắc phụng dưỡng xã hội.

Chọn chuyên ngành mình thích chứ không phải dùng tiêu chuẩn lợi ích để đo lượng

Chọn một chuyên ngành để theo học là chọn một mối quan tâm. Dẫu chuyên ngành đó hot đến đâu, môn học đó có thế mạnh đến mức nào. Song nếu con không thích, mọi thứ trở nên vô nghĩa.

Chọn những gì con thích, học những gì con yêu, làm việc sẽ hạnh phúc hơn và cuộc sống sẽ có chất lượng hơn. Ở bất kỳ chuyên ngành nào, miễn học đủ tốt, con sẽ không phải lo lắng việc đạt những gì mà người khác không có. Cũng giống như đi du lịch, chỉ cần đủ xa, con đã đã nhìn thấy những cảnh quan mà người khác chưa từng thấy.

Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài - Ảnh 2.

Kiến thức làm cho cuộc sống dễ dàng hơn

Hiện nay, nhiều người cho rằng “Học nhiều cũng vô ích”. Thực tế, có những người kiếm được cả bạc tỷ dẫu không học cao. Tuy nhiên, những trường hợp ít học mà vẫn thành công rất hiếm hoi. Chỉ cần làm một thống kê đơn giản, con sẽ tìm được mối tương quan tích cực giữa kiến thức và thu nhập.

Kiến thức quyết định khí chất, sở thích, tầm nhìn, mức độ đánh giá, giá trị sống của một người… Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tất cả những điều này không thể mua được bằng tiền.

Đọc những cuộc sách kinh điển bởi đó là sự chọn lọc của thời đại

Sự khác biệt lớn nhất giữa thời gian học đại học và trung học là có rất nhiều sự tự do. Vì thế, nhiều người thường phung phí nó. Bố hy vọng con có thể tận dụng sự tự do hiếm có này để đọc nhiều sách hơn.

Hiện nay, nhiều người sinh viên dành phần lớn thời gian để đi mua sắm, chơi game hay buôn chuyện. Nhưng con gái à, sau này khi bước chân đi làm con sẽ biết, thật khó để dành thời gian nghiền ngẫm một cuốn sách.

Việc chọn sách hay cũng rất khó khăn. Bởi nếu không may chọn một cuốn sách tầm thường sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Bởi vậy, chọn cuốn sách hay cũng giống như tìm một người bạn vậy, phải kiểm tra thật kỹ và biết phân biệt tốt xấu.

Cách tốt nhất là con nên đọc những cuốn sách kinh điển. Đó là những sản phẩm đã được lựa chọn qua thời gian.

Không dựa vào quan hệ mà dựa vào khả năng cạnh tranh

Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài - Ảnh 3.

Bố là người cứng đầu, không thích nhờ vả và cũng hiếm khi hỏi người khác. Bố từng được đề nghị chuyển từ trường tiểu học sang trung học để dạy, vì thầy hiệu trưởng thấy bố có trình độ.

Sau đó, trường quận tuyển 6 giáo viên, bố đã giành vị trí thứ 3 nhưng không được chấp nhận. Không sao cả, bố không nhờ người khác. Sang năm thứ 2, bố lại được nhận vào trường đại học.

Bố không dựa vào quan hệ mà dựa vào khả năng cạnh tranh của chính mình. Mặc dù khó khăn nhưng con sẽ nhận được sự tôn trọng của người ngoài và sự an tâm ở bên trong.

Trau dồi cả vẻ đẹp bên trong và bên ngoài

Vẻ đẹp của trái tim là điều tuyệt vời nhất ở một cô gái. Mọi người cần biết cách tự hoàn thiện bản thân. Bố không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không thể dạy con được. Tuy nhiên, con có thể chọn cho mình những bộ quần áo đẹp, nói chuyện và cư xử nhẹ nhàng…, ắt sẽ được mọi người yêu quý.

Hơn hết, con cần phải biết trau dồi kiến thức. Kiến thức là một loại “mỹ phẩm” tốt nhất sẽ khiến con trở nên hấp dẫn. Đây là điểm thu hút không thể thiếu theo năm tháng.

Tình yêu đích thực không có chỗ cho sự ích kỷ, tham lam

Tình yêu rất đẹp và bố mong con tìm được người mình yêu. Chỉ cần con hạnh phúc, cuộc đời cha mẹ sẽ trọn vẹn. Nhưng con hãy nhớ rằng tình yêu đích thực là sâu sắc chứ không nông cạn, và cũng không có chỗ cho sự ích kỷ, tham lam. Con có thể nghĩ về anh ta, nhưng đừng làm phiền hay giới hạn. Tình yêu có thể khiến người ta làm đủ điều ngu ngốc mà chính mình cũng không biết. Con là con gái, phải biết giữ mình trong sạch, những gì có thể làm, những gì không thể làm con phải suy nghĩ rõ ràng trong lúc hẹn hò.

Mọi quyết định trong tình yêu cũng phải nghiêm túc chứ không phải cảm xúc nhất thời. Nếu người bạn trai con chọn thực sự nghiêm túc, bố sẽ chúc phúc cho con.

Đừng luôn cảm thấy còn quá sớm để bắt đầu

Tâm thư giáo sư gửi con trước kì thi đại học gây xôn xao cõi mạng: Người ta nói học nhiều cũng vô dụng nhưng hiếm ai không học mà thành tài - Ảnh 4.

Quỹ thời gian của mỗi người là như nhau, 24h. Thời gian dễ có nhưng nó ít được trân trọng. Chúng ta đều nói rằng phải bù đắp thời gian của mình nhưng thời gian qua đi không thể lấy lại được. Đừng bao giờ cảm thấy mình vẫn còn trẻ để bắt đầu một kế hoạch nào.

Có một câu nói rằng: “Tôi thấy một cậu thiếu niên cưỡi con ngựa gỗ, nháy mắt đã bạc đầu”. Thời gian của sinh viên đại học xoay quanh các hoạt động ngoại khoá và mạng xã hội.

Nhưng nhiều hoạt động ngoại khóa quá sẽ làm lãng phí thời gian, còn mạng xã hội tuy thuận tiện nhưng cũng dễ hỏng việc. Máy tính và điện thoại di động giúp con giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng cũng khiến con luôn bị làm phiền bởi thế giới bên ngoài.

Con gái, bố có nói cả ngàn lời cũng không bằng con luyện tập. Bố không thể dạy con mọi thứ, cũng không thể đi cùng con cả đời. Thời gian trôi qua, cuộc sống vẫn xoay chuyển không dừng lại. Bố mong rằng những lời này sẽ có ích với con.

Hãy hạnh phúc và hạnh phúc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào con muốn. Nếu con khỏe mạnh, bố cũng sẽ hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog