5 sự thật tuyệt vời của cơ thể mà chắc chắn bạn chưa biết
Gia đình khỏe
Tin liên quan
3 thói quen “tàn phá” đôi chân trong âm thầm, đa số người Việt đều mắc phải
Thủ phạm khiến phụ nữ luôn cảm thấy đau đầu sau sinh và cách khắc phục
Chuyên gia chỉ ra nhóm máu dễ mắc cục máu đông nhất, và cách để nhận biết bệnh từ sớm
3 điều cần biết về bệnh tiểu đường loại 2, giúp tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả
Cơ thể con người có cấu tạo rất tinh vi và phức tạp, cơ chế vận hành cũng cực kỳ bí ẩn. Vì thế, bạn đừng tự tin cho rằng bạn đã hiểu rõ về cơ thể của mình. Nếu không tin, hãy cùng tìm hiểu thử xem thử cơ thể kỳ diệu như thế nào thông qua 5 điều thú vị sau đây nhé.
- 5 loại bệnh gan nếu phát hiện khi khám sức khỏe cũng không cần điều trị
- Thủ phạm khiến phụ nữ luôn cảm thấy đau đầu sau sinh và cách khắc phục
- Chuyên gia chỉ ra nhóm máu dễ mắc cục máu đông nhất, và cách để nhận biết bệnh từ sớm
1. Axit dạ dày có thể “tiêu hóa” cả dạ dày
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với điều này bởi hầu như ai cũng biết, dạ dày chính là cơ quan tiết ra loại axit này. Và làm gì có điều vô lý bằng việc mà dạ dày có thể tiết ra thứ sẽ tiêu hóa chính nó, đúng không nào? Nhưng sự thật lại là vậy. Trước khi tìm hiểu xem vì sao nó có thể ăn mòn được cả dạ dày, hãy cùng xem loại axit này là gì nhé.
Axit dạ dày (hay còn gọi là axit dịch vị, có công thức hóa học là Hcl – axit clohydric) là axit được sản xuất bởi dạ dày, có nhiệm vụ tiêu hóa thực phẩm, hòa tan các chất dinh dưỡng, tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy là một thành phần không thể thiếu trong “bản đồ tiêu hóa”, nó cũng có mặt nguy hiểm mà bạn cần phải chú ý.
Cụ thể, lượng axit dạ dày được cho phép chỉ nên dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, với độ pH là từ 3 – 4. Vượt qua mức này sẽ dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm loét dạ dày. Bạn phải hiểu, axit trong dạ dày cực kỳ đậm đặc, nhiều kết quả nghiên cứu còn chỉ ra được axit dạ dày có thể hòa tan một chiếc dao lam. Nếu viêm loét dạ dày không được điều trị dứt điểm, tiếp xúc với axit dạ dày theo thời gian sẽ khiến các vết loét hở này sẽ liên tục lan rộng và làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng teo dạ dày.
Mọi người cần hạn chế mọi nguy cơ gây ra các bệnh dạ dày, bao gồm: ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm có vị chua cay, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,… để lượng axit dạ dày trong cơ thể luôn được cân bằng (Ảnh: Internet)
2. Cảm xúc có thể làm ảnh hưởng đến nhận thức về màu sắc
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tâm trạng của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn nhận thức màu sắc. Đây được xem là một yếu tố tâm lý thường thấy và cũng được khẳng định là một bệnh tâm lý phổ biến.
Ví dụ, khi bạn vui, bạn sẽ thường nhìn thấy các màu rõ ràng hơn, đặc biệt là nhóm màu sáng như: vàng tươi, đỏ tươi, cam sáng. Tuy nhiên, khi ủ rũ, bạn lại khó có thể nhận biết chính xác các màu, đặc biệt là nhóm màu trên dãy quang phổ xanh – vàng. Điều này được giải thích là tuỳ thuộc vào cảm xúc mà võng mạc của ta có thể trở nên nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm, từ đó ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trung ương trong việc nhận thức màu sắc và dẫn tới hiện tượng phân biệt màu sắc tốt hoặc kém.
3. Cơ thể có tới 2 bộ não
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng thực tế, cơ thể có đến 2 bộ não. Một là ở phần đầu, và 2 là nằm trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Có thể đến đây thì bạn vẫn chưa hiểu tại sao, vậy hãy thử nhớ lại xem bạn có từng gặp những vấn đề này không nhé:
– Khi lo lắng bồn chồn, bạn muốn đi vệ sinh
– Khi không vui, bạn sẽ ăn rất nhiều/ hoặc chán ăn
– Khi đói, bạn thường rất nóng nảy
Tất cả những vấn đề này xảy ra đều chứng minh đường ruột là “bộ não thứ 2” của chúng ta. Cụ thể, trong đường ruột có chứa đến 100 triệu nơron thần kinh, có thể làm việc độc lập mà không chịu sự chi phối của não bộ hay tủy sống. Tuy nhiên, sự liên kết giữa não bộ và đường ruột vô cùng chặt chẽ, đó là lý do vì sao cảm xúc có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa (chẳng hạn như stress quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu,… ). Và ngược lại, hệ vi sinh đường ruột cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi ở não bộ (do nồng độ hormone hạnh phúc serotonin ở não được điều hòa bởi số lượng vi khuẩn tại ruột trong giai đoạn đầu đời. Nếu đường ruột gặp bất kỳ vấn đề gì, cảm xúc của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng).
Điều này cho thấy, nếu bạn chủ động chăm sóc cho não bộ và đường ruột, thì nguy cơ bệnh tật sẽ sẽ được giảm thiểu tới 90%. Do não bộ quyết định mọi hoạt động của cơ thể, còn hệ tiêu hóa lại quyết định các hoạt động nuôi sống cơ thể, duy trì sức khỏe và đảm bảo quá trình lưu truyền thông tin đến não bộ, bởi hệ tiêu hóa có chức năng tiếp nhận thực phẩm, nghiền nhỏ và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng, não bộ cũng ‘cảm thấy hài lòng’ để chúng ta có tâm trạng thoải mái khi làm một việc gì đó.
Một thông tin thú vị khác là đường ruột được hình thành bên trong phôi thai trước phần đầu, nên nhiều nhà nghiên cứu vẫn xem cơ quan này là “bộ não đầu tiên” của cơ thể. Nhưng dù là thứ nhất hay thứ hai, bạn vẫn cần chăm sóc đều cả hai cơ quan này để bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Internet)
4. Giác mạc là cơ quan duy nhất không có mạch máu
Giác mạc là một phần trong suốt của mắt, giúp bao phủ con ngươi, mống mắt và tiền phòng (khoảng không gian được tính từ mặt sau của giác mạc đến mặt trước của mống mắt). Bản chất trong suốt của giác mạc cho phép ánh sáng đi qua võng mạc, sau đó chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh. Điều thú vị là giác mạc có màu trong suốt bởi bên trong cơ quan này không chứa mạch máu.
Giác mạc trong đôi mắt của con người là cơ quan duy nhất trong cơ thể không chứa mạch máu (Ảnh: Internet)
Dù đã biết được điều này từ lâu nhưng mãi đến năm 2006 họ mới giải thích được lý do tại sao. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu mắt Schepens (thuộc Khoa Nhãn khoa Harvard – Mỹ) và Bệnh viện Mắt và Tai Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện ra nguyên nhân khiến giác mạc không mạch máu là vì có sự hiện diện của một lượng lớn protein gọi là VEGFR-3.
Loại protein này có có thể ngăn chặn sự hình thành mạch hoặc sự phát triển của các mạch máu. Nếu không có lượng lớn VEGFR-3 này, thị lực của chúng ta sẽ bị suy giảm đáng kể. Ví dụ, khi giác mạc bị mờ do chấn thương, nhiễm trùng hoặc mạch máu phát triển bất thường, thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là gây mù lòa. Đây là một phát hiện mang tính hứa hẹn trong y học và khoa học, bởi các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ dựa trên lý thuyết này để tiếp tục nghiên cứu và tìm ra cách chữa trị cho nhiều loại bệnh tật khác, chẳng hạn như ung thư hoặc mạch máu. Bởi vì việc đưa loại protein này vào có thể được sử dụng trong điều trị ở các mô đang bị tổn thương khác trong cơ thể.
5. Não bộ không hề biết đau
Nhiều người, trong đó có thể có bạn, vẫn tin rằng não là cơ quan dễ bị cảm giác đau nhất, thế nên loài người và nhiều loài động vật khác phải giấu bộ não trong hộp xương sọ dày chắc chắn.
Điều này không hoàn toàn đúng, dù bộ não ở dạng mềm giống như thạch và rất dễ bị tổn thương, nhưng bản thân bộ não tự nó không thể cảm thấy đau đớn. Vậy thì điều gì khiến bạn hay thấy mình bị đau đầu như búa bổ? Câu trả lời là: do bộ não được bao quanh bởi vô số các mô, các dây thần kinh và mạch máu chứa nhiều các tế bào tiếp nhận đau đớn và nó chính là trung tâm tiếp nhận cảm đau đớn khi cơ thể bạn bị tổn thương.
Bạn thấy đó, cơ thể của chúng ta là một bộ máy hoàn hảo và cực kỳ tinh vi, 5 điều thú vị kể trên vốn chỉ là một phần rất nhỏ trong quá trình vận hành của cơ thể. Mong rằng những thông tin thú vị trên đây sẽ giúp bạn thấy được sự kỳ diệu của cơ thể và thêm yêu nó nhiều hơn nhé.
Xem thêm: Rùng mình ớn lạnh bất kể thời tiết ấm áp, hãy cẩn thận với 6 nguyên do sau đây
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
sức khỏe
cơ thể con người
não bộ
Tin cùng chuyên đề
3 thói quen “tàn phá” đôi chân trong âm thầm, đa số người Việt đều mắc phải
Thủ phạm khiến phụ nữ luôn cảm thấy đau đầu sau sinh và cách khắc phục
Chuyên gia chỉ ra nhóm máu dễ mắc cục máu đông nhất, và cách để nhận biết bệnh từ sớm
3 điều cần biết về bệnh tiểu đường loại 2, giúp tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả
WHO tuyên bố chất tạo ngọt nhân tạo có trong nước ngọt ăn kiêng, kẹo cao su có khả năng gây ung thư