Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì

6 mins read
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì

google news

SKĐS – Sốt ở trẻ nhỏ rất thường gặp tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý. Vậy khi trẻ sốt cần làm gì?

Tổng quan về sốt ở trẻ nhỏ

Sốt là một triệu chứng có thể gặp ở trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi). Nhiệt độ trung bình cơ thể trẻ là từ 36.5 – 37.5 độ C. Thân nhiệt của trẻ có thể thay đổi vào một số thời điểm trong ngày như giảm một chút vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi đêm. Hoặc thân nhiệt có thể tăng lên khi trẻ chạy nhảy, nô đùa. Đây hoàn toàn là sinh lý bình thường của trẻ, không phải trẻ sốt.

Khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37.5 độ C. Đi kèm với đó có thể có một số biểu hiện như:

– Quấy khóc.

– Biếng ăn.

– Mệt mỏi, không chơi đùa.

– Nôn mửa.

– Trong trường hợp sốt cao có thể gây rối loạn trung tâm điều nhiệt khiến trẻ xuất hiện co giật.

Sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch chiến đấu tốt hơn với các mầm bệnh. Đối với trẻ nhỏ khi đã xuất hiện sốt thì được xem là hiện tượng bất thường và phải đưa đến cơ sở y tế để thăm khám. Cha mẹ tuyệt đối không được tự xử lý.

TS Lê Minh Trác hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ nhỏ bị sốt.

Cần làm gì khi trẻ sốt?

Để chẩn đoán trẻ có sốt hay không cha mẹ có thể tiến hành đo nhiệt độ của trẻ bằng nách, bẹn, miệng, tai hoặc trực tràng. Cần lưu ý không được tự chẩn đoán nhiệt độ cho trẻ bằng cách sờ tay lên trán hoặc má trẻ. Cha mẹ nên dùng các loại nhiệt kế điện tử thay vì nhiệt kế thủy ngân, vì nhiệt kế thủy ngân dễ vỡ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Trong quá trình chờ thăm khám, cha mẹ có thể làm gì khi trẻ sốt? Khi trẻ có dấu hiệu sốt (37.5 độ C trở lên) nhiệt độ cơ thể tăng cao. Lúc này cha mẹ cần nới lỏng quần áo của trẻ. Nếu trẻ đang đắp chăn hoặc mặc quần áo quá dày cần bỏ chăn ra để khiến thân nhiệt không tăng thêm và thay quần áo mỏng để trẻ dễ chịu hơn.

Có thể sử dụng khăn ẩm và ướt (từ 36-38 độ) và chườm lên người trẻ. Đặc biệt tập trung ở phần trán, bẹn, nách để thoát nhiệt. Tuyệt đối cha mẹ không được dùng khăn lạnh để lau cho trẻ. Thực tế, điều này có thể gây “bỏng lạnh” rất nguy hiểm. Và khi dùng khăn lạnh sẽ khiến trẻ rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên.

Trong trường hợp trẻ sốt, cha mẹ vẫn có thể để trẻ nằm trong phòng điều hòa. Tuy nhiên cần lưu ý không để nhiệt độ quá thấp, nên duy trì ở mức nhiệt 28 độ C. Cha mẹ có thể dùng quạt để đối lưu không khí, nhưng cần tránh quạt trực tiếp vào trẻ.

Đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Sau đó cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế.

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì - Ảnh 2.

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý theo dõi và điều trị tại nhà khi trẻ nhỏ bị sốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sốt

Vì sao trẻ nhỏ bị sốt? Sốt ở trẻ nhỏ có tới 70% là do nhiễm virus thông thường hoặc do sau tiêm chủng, mọc răng… Và những trường hợp này có thể tự khỏi. Nhưng đáng lưu ý có tới 30% có thể do nhiễm bệnh khác. Và đều là những trường hợp nguy hiểm như viêm phổi hoặc viêm màng não nhiễm trùng huyết hoặc viêm rốn…

Nhiều trường hợp bố mẹ tự theo dõi ở nhà thấy con không hạ sốt mới đưa tới bệnh viện. Lúc này có thể đã muộn. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.

Phòng tránh sốt ở trẻ nhỏ

Việc hạn chế sốt ở trẻ nhỏ phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc của cha mẹ. Để phòng tránh trẻ sốt, trước đó cần ngăn ngừa việc trẻ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus bằng cách:

– Vệ sinh chân tay cho trẻ bằng xà phòng sau khi đi ngoài đường, tiếp xúc nơi đông người và trước khi ăn.

– Tiêm phòng vaccine đủ và đúng lịch.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

– Khi người thân trong gia đình có dấu hiệu mắc bệnh, cần phải cách ly, không nên tiếp xúc với trẻ.

Xem thêm video được quan tâm:

Tắm Lá, Bé Trai Bong Tróc Toàn Bộ Da Mặt Và Đầu | SKĐS

TS Lê Minh Trác

Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog