Là nhà nghiên cứu tại ĐH top đầu nước Úc, chàng trai Việt …

15 mins read
Là nhà nghiên cứu tại ĐH top đầu nước Úc, chàng trai Việt …

Là nhà nghiên cứu tại ĐH top đầu nước Úc, chàng trai Việt vẫn gặp khó với tiếng Anh: “Có lúc tôi không hiểu đồng nghiệp nói gì”

Đông, Theo Phunuso 00:02 03/08/2023

Dù đã là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ, nhưng việc sử dụng tiếng Anh với chàng trai người Việt này vẫn là thách thức không nhỏ.

  • Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam: Đổ xô học tiếng Anh gây lãng phí tiền bạc, cơ hội và để lại hệ lụy cực lớn
  • Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ lộ trình chi tiết cho con ôn thi tiếng Anh vào lớp 6 chất lượng cao
  • Tốt nghiệp song bằng trường SKY huyền thoại của Hàn Quốc, chàng trai về nước làm giáo viên tiếng Anh, đạt 9.0 IELTS sau 7 lần thi

Anh Công đưa tay lên tai và nheo mắt lại, cố gắng hiểu những gì mình đang nghe từ những bạn bè quốc tế. Cuộc trò chuyện diễn ra nhanh gọn, súc tích với các thành ngữ được sử dụng một cách trôi chảy, cách diễn đạt nhiều sắc thái, chính xác mà đời thường.

Anh Công Ngô, đến từ Việt Nam, có khả năng tiếng Anh tốt. Anh đã bắt đầu học ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này từ năm 12 tuổi, nhưng chủ yếu việc học tiếng Anh của anh là trên lớp với những bài học về ngữ pháp, từ vựng.

Anh di cư đến Úc vào năm 2019, sau khi hoàn thành honours degree (bằng danh dự) về ngôn ngữ học ứng dụng vào năm 2014 và 4 năm làm trợ giảng tại Việt Nam. Anh đã hoàn thành bằng thạc sĩ và tiến sĩ hoàn toàn bằng tiếng Anh, trước khi gia nhập Viện Phát triển bền vững Monash (MSDI) với tư cách là postdoctoral researcher (nhà nghiên cứu sau tiến sĩ) vào năm 2023.

Bằng cấp và trình độ của Công là không cần bàn cãi, nhưng bản thân anh buộc phải thừa nhận rằng làm việc trong một môi trường nói tiếng Anh với tư cách là một người không phải dân bản ngữ vẫn là thách thức không nhỏ với anh, đặc biệt trong việc giao tiếp.

Là nhà nghiên cứu tại ĐH top đầu nước Úc, chàng trai Việt vẫn gặp khó với tiếng Anh: Có lúc tôi không hiểu đồng nghiệp nói gì - Ảnh 1.

Anh nói: “Là một người châu Á, tôi đã quen với việc im lặng và đợi người khác đặt câu hỏi cho mình trước khi nói. Tôi nhận thấy rằng ở Úc, mọi người đánh giá cao một nền văn hóa đóng góp, nơi bạn được mong đợi chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình một cách tích cực và tự tin. Nói cách khác, các cuộc trò chuyện ở đây thường ngắn và nhanh hơn nhiều so với những gì tôi đã quen thuộc khi còn ở quê hương”.

Anh Công chia sẻ rằng việc thiếu kiến thức cơ bản cũng góp phần khiến anh ấy bối rối trong các cuộc trò chuyện: “Khi ăn trưa hoặc trò chuyện với đồng nghiệp, tôi thường cảm thấy bị bỏ rơi vì không có kiến thức cần thiết để tham gia vào cuộc trò chuyện với họ. Tôi không biết nhiều về lối sống, tiếng lóng, thể thao, trò chơi hay địa điểm du lịch của người Úc. Tôi cũng không hiểu một số câu chuyện cười hoặc tài liệu tham khảo mà họ đưa ra.

Mặc dù tôi có trình độ tiếng Anh nói chung tốt, nhưng tôi vẫn gặp khó khăn với một số khía cạnh của việc sử dụng ngôn ngữ khi làm việc trong môi trường học thuật thực tế”.

Không chỉ vậy, đôi khi anh Công còn gặp khó khăn khi cố gắng hiểu các accent (giọng) khác nhau mà đồng nghiệp sử dụng. Anh cũng đối mặt với trở ngại khi cần diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng, hiệu quả và chuyên nghiệp trong giao tiếp nói hoặc viết.

Giá trị của sinh viên quốc tế

Sinh viên quốc tế là một bộ phận có giá trị và đa dạng của dân số Úc, họ làm giàu cho xã hội và nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Theo Bộ Giáo dục, Kỹ năng và Việc làm, đã có 882.482 lượt sinh viên quốc tế đăng ký học tập tại Úc vào năm 2020, chiếm 33,6%.

Nhiều người trong số những sinh viên này mong muốn được làm việc hoặc tìm kiếm việc làm tại Úc sau khi hoàn thành chương trình học của họ, có thể là công việc tạm thời hoặc lâu dài. Tuy nhiên, làm việc tại một đất nước và nền văn hóa mới đặt ra nhiều thách thức cho du học sinh, đặc biệt là về kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với sự thành công trong sự nghiệp, vì chúng không chỉ liên quan đến trình độ ngôn ngữ mà còn cả nhận thức về văn hóa, khả năng truyền đạt và năng lực xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên quốc tế đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động.

Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, Công nói rằng có một lỗ hổng trong việc học và thực hành ngôn ngữ nhằm giải quyết cụ thể nhu cầu và trải nghiệm của sinh viên quốc tế.

Một nghiên cứu của Tran và Hartz (2020) cho thấy nhà tuyển dụng có cái nhìn tiêu cực về kỹ năng giao tiếp của sinh viên quốc tế và sự phù hợp với văn hóa của họ. Đồng thời, nhiều nhà tuyển dụng bày tỏ nghi ngờ về cam kết làm việc lâu dài của họ so với chi phí liên quan đến tuyển dụng và đào tạo sau khi nhận vào làm.

Ngoài ra, một báo cáo của Pumble (2021) tiết lộ, 86% nhân viên và giám đốc điều hành cho rằng những thất bại tại nơi làm việc là do thiếu sự liên kết và giao tiếp hiệu quả. Trong khi mặt khác, các nhóm giao tiếp hiệu quả có thể tăng năng suất công việc lên tới 25%.

Là nhà nghiên cứu tại ĐH top đầu nước Úc, chàng trai Việt vẫn gặp khó với tiếng Anh: Có lúc tôi không hiểu đồng nghiệp nói gì - Ảnh 2.

Tại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng?

Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của anh Công, kỹ năng giao tiếp trong bối cảnh trong môi trường công sở nơi làm việc rất quan trọng vì một số lý do mà anh ấy sẽ trình bày chi tiết dưới đây.

Tránh hiểu lầm

Thông tin sai lệch có thể dẫn đến nhầm lẫn, chậm trễ, sai sót hoặc xung đột trong công việc. Ví dụ: nếu bạn viết một email không rõ ràng hoặc mơ hồ cho các thành viên trong nhóm hoặc sếp của mình, bạn có thể khiến họ bỏ sót thông tin, hướng dẫn quan trọng hoặc hiểu sai ý của bạn.

Học hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ

Khi bạn bắt đầu một công việc mới, có rất nhiều điều phải học hỏi và thích nghi. Bạn cần có khả năng đặt câu hỏi thật “đúng và trúng” bằng cách sử dụng ngôn từ phù hợp. Chẳng hạn, khi bạn cần đến sự trợ giúp trong một nhiệm vụ hoặc dự án nào đó, bạn nên biết cách tiếp cận người giám sát hoặc đồng nghiệp của mình một cách lịch sự và tôn trọng, đồng thời cách giải thích vấn đề của bạn cũng phải rõ ràng và ngắn gọn.

Xây dựng các mối quan hệ

Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp có thể làm cho công việc hiệu quả hơn. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều người khác nhau, chẳng hạn như đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng hoặc các bên liên quan. Bạn cũng cần có khả năng tham gia vào các tương tác xã hội, chẳng hạn như ăn trưa hoặc uống cà phê với đồng nghiệp, tham dự các cuộc họp hoặc sự kiện…

Làm thế nào sinh viên quốc tế có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp?

– Tìm hiểu cách bắt đầu một cuộc trò chuyện, duy trì và luyện tập thường xuyên các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh. Những kỹ năng này bao gồm biết cách bắt đầu cuộc trò chuyện với người mà bạn không biết rõ từ trước, cách duy trì cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét. Hơn nữa, bạn cũng cần biết cách kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự và phù hợp. Điều đó cũng có nghĩa là có khả năng duy trì cuộc trò chuyện bằng cách gửi email hoặc tin nhắn để cảm ơn ai đó đã dành thời gian, cảm kích trước sự giúp đỡ của họ hoặc để nhắc họ về điều gì đó mà bạn đã thảo luận.

– Mở rộng kiến thức nền tảng. Điều này liên quan đến việc tìm hiểu thêm về văn hóa và xã hội Úc, chẳng hạn như lịch sử, chính trị, địa lý, nghệ thuật, giải trí, thể thao… Bạn có thể làm điều này bằng cách đọc sách báo, xem phim hoặc chương trình truyền hình, nghe podcast hoặc chương trình phát thanh…

– Thực hành truyền đạt suy nghĩ một cách rõ ràng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi phải chọn đúng từ ngữ và giọng điệu với đối tượng và mục đích của bạn, sử dụng chuẩn chỉnh ngữ pháp và chính tả, sắp xếp suy nghĩ của bạn một cách logic và mạch lạc, cung cấp đầy đủ thông tin và đưa ví dụ để hỗ trợ các luận điểm, tránh sử dụng biệt ngữ hoặc tiếng lóng có thể gây nhầm lẫn cho người nghe hoặc người đọc… Bạn có thể luyện tập bằng cách viết email hoặc báo cáo, thuyết trình hoặc phát biểu… Sau đó, hãy xin phản hồi từ cấp trên hoặc đồng nghiệp của mình.

– Giao tiếp với người thật trong bối cảnh thực. Điều này có nghĩa là bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình và tương tác với những người khác nhau trong các tình huống khác nhau. Bạn có thể làm điều này bằng cách tham gia các câu lạc bộ hoặc đội nhóm mà bạn ưu thích, tham dự hội thảo có liên quan đến lĩnh vực bản thân quan tâm…

Kỹ năng giao tiếp tốt là điều kiện cần thiết để thành công trong công việc, nhưng chúng không dễ để thành thạo. Nó yêu cầu phải học tập và thực hành liên tục. Là một du học sinh và hiện đang làm việc tại Đại học Monash, anh Công đã học được rất nhiều thứ từ những thách thức và cơ hội trong việc giao tiếp. Anh hy vọng những lời khuyên này có thể giúp ích cho những sinh viên quốc tế khác đang gặp phải tình huống tương tự.

Tổng hợp và lược dịch theo Monash University

  • ngại gì ngoại ngữ
  • học Tiếng Anh
  • khó khăn khi học tiếng anh
  • du học

Latest from Blog