3 câu “10 phần chân thật” người thường thoải mái nói cho lãnh đạo nghe, người EQ cao lại né tránh
Ở nơi làm việc, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết cách ứng xử khôn ngoan, thông minh để tránh gây ấn tượng xấu với cấp trên.
- Cuối tuần sếp vẫn giao việc, người thường tìm mọi cách “thoái thác”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối
- Trẻ trước 3 tuổi đã có 3 biểu hiện này chứng tỏ EQ rất cao, cha mẹ không cần lo lắng
- Trẻ cãi lại và trẻ im lặng khi bị bố mẹ mắng lớn lên sẽ có EQ và tương lai rất khác biệt: Phụ huynh cần lưu ý!
Người EQ cao trong mọi hoàn cảnh đều được lòng người xung quanh. Đặc biệt, ở nơi làm việc, họ cũng biết cách cư xử thông minh để tránh mất lòng cấp trên cũng như đồng nghiệp. Dưới đây chính là 4 câu nói thật lòng nhưng người EQ cao không bao giờ để lộ với sếp của mình.
1. “Không phải lỗi của tôi/không liên quan tới tôi”
Trong 1 tập thể, mỗi người thường được giao các công việc, nhiệm vụ khác nhau nhưng cũng có lúc cần kết hợp sức mạnh tập thể. Trong mọi trường hợp, người thông minh sẽ không bao giờ nói rằng “không phải lỗi của tôi”, “không liên quan tới tôi đâu” nếu như sự việc diễn ra theo chiều hướng xấu. Nếu bạn cư xử theo cách này, chắc chắn lãnh đạo sẽ khẳng định bạn không có trách nhiệm với công việc.
Ở nơi làm việc, sếp cần các nhân viên có trách nhiệm với công việc chung. Ảnh minh họa: Internet
Dù sự thật lỗi đó không phải do bạn gây nên bạn cũng cần suy nghĩ cách xử lý cùng với mọi người trong nhóm. Thực ra lúc này lãnh đạo chưa quan tâm lỗi sai thuộc về ai mà chỉ mong muốn có thể cải thiện tình hình. Vì vậy, đây cũng là 1 cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình trong công việc.
2. “Tôi không rảnh/Tôi không làm được”
Trong 1 tập thể, nếu như bạn chỉ ở vùng an toàn của mình mãi bạn sẽ khó phát triển bản thân. Đặc biệt, lãnh đạo giao việc cho bạn có nghĩa bạn là người phù hợp, hoặc bạn nên thử thách bản thân ở công việc mới. Vì thế bạn đừng vội vàng từ chối lời đề nghị của cấp trên, biết đâu bạn đã khước từ cơ hội của chính mình.
Nếu bạn vội vàng từ chối cơ hội sếp trao cho, bản thân sếp cũng sẽ có ấn tượng xấu với bạn. Chắc chắn chẳng có 1 lãnh đạo nào muốn giữ lại nhân viên không chịu học hỏi, không cải thiện năng lực của bản thân mình.
Đôi khi chúng ta cần thử những công việc mới để bứt phá hơn. Ảnh minh họa: Internet
Khi đối mặt với nhiệm vụ lãnh đạo giao cho, dù khó khăn đến đâu, bạn cũng nên cố gắng tìm ra giải pháp. Đầu tiên bạn phải thể hiện thái độ cầu tiến, ham học hỏi, chấp nhận thử nghiệm những công việc khó khăn và đầy mới mẻ. Chắc chắn lãnh đạo sẽ đánh giá cao về chí tiến thủ và sự chăm chỉ của bạn. Người có chỉ số EQ cao sẽ luôn biết cách nắm lấy cơ hội trong công việc để ngày càng trưởng thành và giàu kinh nghiệm hơn.
Nếu bạn thực sự bận hoặc cảm thấy mình không đủ sức làm việc sếp giao cho, hãy kiến nghị sớm nhất có thể. Bạn nên đưa ra lý do chính đáng của mình và thuyết phục sếp để không bị hiểu lầm và đánh giá sai lệch.
3. “Tôi hứa sẽ cố gắng trong tương lai”
Thêm 1 câu nói người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ để lộ trước mặt sếp chính là “tôi hứa sẽ cố gắng trong tương lai”. Thực chất, chúng ta nên hứa đúng lúc và đúng chỗ, đồng thời phải thực hiện được những gì mình đã nói ra. Nếu như bạn cứ hứa suông rồi để lời hứa bỏ ngỏ, cấp trên chắc chắn sẽ tức giận và thất vọng nhiều hơn.
Chưa kể, bạn nên chủ động cố gắng làm việc và thay đổi bản thân thay vì đưa ra những lời hứa. Trong công việc, chúng ta cần nỗ lực từng ngày, từng giờ để thay đổi bản thân chứ không đợi sau này mới cố gắng. Vì thế, “tôi hứa sẽ cố gắng trong tương lai” là 1 lời nói không có trọng lượng. Thay vì nói ra những câu ấy, bạn nên tập trung cố gắng cải thiện năng lực của chính mình. Kết quả của sự nỗ lực chính là câu trả lời thỏa đáng nhất bạn có thể mang tới cho lãnh đạo.
Cho dù bạn nhận thấy thời gian gần đây mình sa sút trong công việc và muốn tương lai gỡ gạc lại cũng không nhất thiết phải hứa. Nếu như bạn không cải thiện gì, cấp trên vẫn chỉ xem nhẹ lời hứa và lời nói của bạn mà thôi.
Theo Baidu