Những đứa trẻ lớn lên tương lai triển vọng thường có 5 đặc điểm này khi …

13 mins read
Những đứa trẻ lớn lên tương lai triển vọng thường có 5 đặc điểm này khi …

Những đứa trẻ lớn lên tương lai triển vọng thường có 5 đặc điểm này khi còn nhỏ

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 14:56 29/09/2023

Xem con bạn có được bao nhiêu trong số 5 đặc điểm này.

  • Những đứa trẻ lớn lên có triển vọng thường sở hữu 3 điểm chung
  • Tỷ phú Warren Buffett: Những đứa trẻ tương lai triển vọng có 3 ĐIỂM chung – Nhìn cách ông áp dụng để dạy con mới nể!
  • 3 “khuyết điểm” ở trẻ chứng tỏ IQ cao, có triển vọng, cha mẹ đừng vội bắt con sửa

Khi nói về đặc điểm của một học sinh giỏi, nhiều người sẽ nhắc đến tính tự giác, chăm chỉ, thông minh, thói quen và phương pháp học tập tốt… Trên thực tế, đây chỉ là biểu hiện cụ thể của những khả năng tiềm ẩn như tính tò mò, khả năng tập trung, thói quen đọc sách, tư duy trừu tượng và nhận thức về thời gian.

Chỉ cần cha mẹ giúp con phát triển 5 khả năng này thì chắc chắn con sẽ ngày càng tiến bộ và đạt thành tích như mong muốn.

Những đứa trẻ lớn lên tương lai triển vọng thường có 5 đặc điểm này khi còn nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Rất tò mò

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) đã phân tích dữ liệu về sự ra đời và tăng trưởng của 6.200 trẻ em và phát hiện ra rằng: Sự tò mò có thể dự đoán được khả năng của một đứa trẻ.

Các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ tò mò ở các giai đoạn bao gồm khi trẻ còn sơ sinh, mới biết đi và học mẫu giáo, bằng cách trò chuyện cùng phụ huynh và sử dụng bản câu hỏi. Khả năng đọc hiểu, tính toán và cách cư xử thì được kiểm tra ở trường mẫu giáo (năm đầu tiên đến trường). Họ nhận thấy rằng những đứa trẻ tò mò nhất thực hiện các bài kiểm tra tốt hơn cả. Sự tò mò càng mạnh mẽ thì kết quả học tập của trẻ càng tốt.

Chúng ta thường phàn nàn rằng con cái không chủ động và không có tinh thần học tập. Nhưng thật ra, trẻ em có vốn dĩ luôn tò mò và có khả năng học hỏi. Chỉ là đôi khi phương pháp giáo dục của phụ huynh hoặc giáo viên đã “giết chết” sự tò mò và nhiệt huyết học tập của các em.

Cha mẹ và thầy cô giáo hoàn toàn có thể tìm hiểu các cách thức để khơi dậy và nuôi dưỡng sự tò mò. Hãy khuyến khích trẻ đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt. Người lớn cũng nên thường xuyên hỏi những câu gợi mở để trẻ có thể đưa ra lý do của mình. Đồng thời hãy chuẩn bị tinh thần nghe trẻ đưa ra vô số những câu trả lời rất thú vị.

2. Rất tập trung

Mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng học tập, phương pháp làm việc của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng tập trung của trẻ?

Đầu tiên, cha mẹ nên ít can thiệp, ít ngắt lời và hạn chế la mắng để không làm mất đi sự tập trung ban đầu của trẻ. Thứ hai, sử dụng phương pháp “chánh niệm” để rèn luyện trí não chú ý đến thời điểm hiện tại. “Chánh niệm” là một phương pháp nghỉ ngơi dựa trên nghiên cứu khoa học, cũng đã được các nhà khoa học về não xác nhận là có thể cải thiện khả năng tập trung một cách hiệu quả.

Phương pháp là chúng ta có thể hướng dẫn trẻ cảm nhận những gì chúng đang làm. Ví dụ, khi ăn, hãy cảm nhận vị giác, sự xúc chạm, sự thay đổi của nước bọt. Khi đi lại, chú ý đến sự chuyển động của các khớp, sự tiếp xúc giữa bàn chân và mặt đất… Điều này không chỉ có thể loại bỏ những suy nghĩ lung tung, giúp não được nghỉ ngơi hoàn toàn mà còn giúp trẻ dễ tập trung hơn.

Thứ ba, cha mẹ cùng con chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ. Chẳng hạn như cho trẻ đếm các số trong hình vuông theo thứ tự, đếm càng nhanh thì trẻ càng tập trung hơn. Với việc luyện tập lặp đi lặp lại, khả năng tập trung của trẻ có thể được cải thiện một cách hiệu quả.

3. Thói quen đọc sách

Nhiều bậc cha mẹ mong con tập trung học tập, không cho con đọc sách vì sợ mất thời gian. Thực tế điều này không có lợi cho việc nâng cao kết quả học tập của con.

Nghiên cứu của các chuyên gia tại trường Đại học Princeton (Mỹ) chỉ ra rằng, những người thành đạt và có công việc ổn định thường có thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Theo số liệu khảo sát của hơn 256 người trưởng thành, có đến 198 người (77,34%) đồng tình rằng, thói quen đọc sách từ nhỏ đã mang đến một số tác động trong việc phát triển bản thân ở tương lai.

Một trong những lợi ích đầu tiên của đọc sách với trẻ em chính là cải thiện sự tập trung. Việc đọc sách hàng ngày cũng sẽ giúp trẻ tích lũy vốn từ vựng phong phú, đa dạng. Ngoài ra, quá trình đọc sách sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát huy kỹ năng đọc, trở nên tự tin trong việc giao tiếp hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Thói quen đọc sách thường xuyên không chỉ giúp trẻ em cải thiện được kỹ năng mềm, phát triển trí não mà còn giúp các em có được một trí tưởng tượng phong phú. Việc này cũng giúp cho trẻ làm quen với việc động não suy nghĩ về những ý tưởng mới, đầy sáng tạo.

4. Tư duy trừu tượng tốt

Tư duy trừu tượng là dạng tư duy sẽ xuất hiện khi não bộ hoạt động và nhận ra được các mối quan hệ, nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng đã quan sát và ghi nhớ được.

Ví dụ như một bé trai đang chơi với một quả bóng, bé lỡ tay ném bóng lên cao, khiến bóng bị mắc kẹt không lấy được. Sau một hồi quan sát và suy nghĩ, bé lấy một cây sào ra chọc, khều cho quả bóng rơi xuống vì hôm trước bé vừa thấy mẹ làm điều tương tự. Đây chính là bằng chứng cho thấy bé đã sử dụng tư duy trừu tượng, nhận ra được sự tương đồng giữa tình huống đã từng xảy ra và tình huống hiện tại, từ đó tìm ra hướng giải quyết.

Nếu muốn con học tốt các môn khoa học, bạn nên cho trẻ trải nghiệm những khái niệm trừu tượng trong cuộc sống. Ví dụ, khi trẻ còn nhỏ, hãy dạy trẻ nhận biết các số trong thang máy tương ứng với các tầng; Khi ăn, hãy yêu cầu trẻ phân phát bát, đũa, thức ăn theo số lượng người. Khi lớn hơn, hãy cho trẻ suy nghĩ về nguyên lý lực khi xếp các khối, khi nhìn thấy ô tô trên đường, trẻ có thể cùng cha mẹ nói về hệ tọa độ…

Bằng cách thiết lập mối liên hệ giữa các chi tiết cuộc sống và kiến thức môn học, trẻ có thể cảm thấy quen thuộc khi gặp những khái niệm trừu tượng và thực sự hiểu được ý nghĩa của việc học những kiến thức này.

Trong cuộc sống, hãy rèn luyện thêm cho trẻ khả năng quan sát, quy nạp, đưa ra giả thuyết, lý luận, thảo luận, diễn đạt… Bản thân những hành vi này cũng giúp nâng cao khả năng tư duy trừu tượng của trẻ.

5. Khả năng sắp xếp thời gian

Một nhà tâm lý học cho rằng, những đứa trẻ có ý thức về thời gian thường sẵn sàng khám phá các phương pháp học tập hiệu quả hơn để dành thời gian vui chơi, nghỉ ngơi hoặc đào sâu vào các sở thích khác nhau. Dù là nghỉ ngơi hay học tập, chúng đều có kế hoạch và trách nhiệm với bản thân.

Nhiều phụ huynh mong muốn giúp con hình thành thói quen học tập tốt nên đặt ra những thời gian nhất định cho con học tập, nghỉ ngơi. Kết quả là mọi việc đã được sắp đặt đâu ra đó nhưng lại khiến đứa trẻ mất đi sự chủ động và ngày càng lệ thuộc.

Cách tốt nhất để cha mẹ đồng hành cùng con không phải là bao quát mọi việc mà để con tự đưa ra những kế hoạch, quyết định của mình. Bạn hãy hướng dẫn con chia nhỏ lịch theo các nhiệm vụ trong ngày hoặc tuần, khuyến khích con sử dụng lịch cá nhân để thêm các nhiệm vụ mới và đánh dấu nhiệm vụ hoàn thành.

Phụ huynh nên dạy trẻ quản lý theo nguyên tắc: Đầu tiên, tiếp theo và cuối cùng. Các bé nhỏ tuổi có thể không biết công việc ưu tiên là gì nhưng phụ huynh có thể từ từ giảng giải, làm mẫu, bắt đầu với các ưu tiên hàng ngày trước khi chuyển sang các ưu tiên hàng tuần và hàng tháng. Thực hiện ưu tiên hàng ngày sẽ giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hàng ngày, hàng tuần trong khi cũng thiết lập lộ trình để đạt mục tiêu dài hạn.

  • Bài học dạy con
  • cha mẹ thông thái
  • Nuôi dạy trẻ

Latest from Blog