Tốt nghiệp đã lâu nhưng nhiều người vẫn “ám ảnh” kiểm tra bài cũ, đêm ngủ mơ bị gọi lên bảng mà bật dậy
Kiểm tra bài cũ có lẽ là điều “ám ảnh” biết bao thế hệ học sinh phải không nào?
- Nam sinh học online bị yêu cầu kiểm tra bài cũ, cô giáo Văn liền nói 1 câu “bắt thóp” khiến cậu học trò lúng túng thấy rõ
- Học online nhưng sợ kiểm tra bài cũ, nữ sinh tự đổi thành cái tên dài 9 chữ đọc mà sang chấn tâm lý
- Nam sinh bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ, zoom kĩ vào gương mặt mà dân tình hết hồn: Không được phép làm như vậy!
Kiểm tra bài cũ là một “tiết mục” không thể thiếu trong mỗi tiết học. Đây cũng là một đầu điểm của các bạn học sinh nhằm đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, đa phần hội “nhất quỷ nhì ma” đều sợ hãi việc này vì nhiều lý do khác nhau. Mỗi khi thầy cô kiểm tra bài, phía dưới lớp là những cảnh “kẻ khóc người cười”, ai không bị gọi tên thì thở phào nhẹ nhõm, còn người được chọn thì chỉ biết cam chịu số phận mà thôi.
Ảnh minh họa
“Lớp kiểm tra bài cũ tí nhỉ?”
Đây có lẽ là câu nói “ám ảnh” biết bao thế hệ học sinh. Và để đối phó, học sinh thường nghĩ ra vô số lý do khác nhau. Người thì vội vàng xin cô đi giặt giẻ lau bảng, đây là nhiệm vụ mà thường ngày ai cũng đùn đẩy nhau nhưng đến lúc này ai cũng xông xáo đến lạ. Giặt xong chưa hẳn là xong, còn cả tiết mục lau đi lau lại 15 phút vẫn không thấy sạch nữa. Đứa thì bình thường không sao, cô vừa “e hèm kiểm tra bài cũ” một cái là đau bụng, phải xin xuống phòng y tế.
Tuy nhiên, biện pháp được áp dụng nhiều nh
ất để “né” kiểm tra bài cũ chính là không nhìn vào mắt giáo viên hay cố gắng thu mình lại. Lúc này, đứa nào cũng cầu nguyện có ai đó giơ tay xung phong phát biểu để làm “anh hùng” cứu cả lớp.Thảo Nguyên (học sinh 11, Hà Nội) chia sẻ: “Buồn cười lắm, chẳng hiểu sao cứ đến giờ kiểm tra bài cũ là tụi bạn mình là cắm mặt xuống bàn. Lúc cô chuẩn bị đọc tên, cả lớp dường như im lặng đến mức nghe thấy cả tiếng thở và tiếng tim đầu thình thịch. Đến lúc người may mắn được gọi tên, cả lớp ồ cả lên thở phào nhẹ nhõm. Hóa ra hạnh phúc chỉ đơn giản và nhỏ bé như vậy thôi”.
“Hôm nay là ngày bao nhiêu nhỉ?”
Đây cũng là trò chơi nhân phẩm mà học sinh sợ hãi nhất trần đời. Thôi thì xác định là phải lên bảng trả bài thôi chứ trốn thế nào được nữa cơ chứ. Cô gọi đúng hôm mình học bài rồi thì không sao, nhưng khi chưa học bài kỹ thì quả thực là… ám ảnh kinh hoàng. Tuy nhiên, đó vẫn chưa đau đớn bằng việc quanh năm suốt tháng học bài thì không được gọi, một ngày không học thì lại phải lên bảng trả bài.
“Thật sự đây là kỷ niệm mình nhớ đến già luôn mất. Chả là vào năm lớp 12, vì là cuối cấp nên mình học rất chăm chỉ tất cả các môn, duy một hôm vì lười nên đã ‘bùng’ học một ngày. Thế nào lại bị cô gọi lên trả bài bất thình lình. Thôi thì biết sao giờ, nhớ được được tí gì thì nói. Ở dưới biết mình không học cũng nhắc nhiệt tình lắm, nhưng hồi ấy dịch Covid-19, phải đeo khẩu trang, chúng nó nhắc qua khẩu trang mình có hiểu gì đâu. Mở khẩu trang ra nhìn khẩu hình miệng may ra còn hiểu đươc một tí”, Ánh Tuyết (20 tuổi, Thanh Hóa) ngậm ngùi.
Và không có phép màu nào xảy ra, Ánh Tuyệt nhận điểm 0 tròn trĩnh. Tuy nhiên, may sao hôm sau cô nàng vẫn được cô cho gỡ điểm bằng những lần xung phong phát biểu sau. Hiện tại, dù đã là sinh viên năm 3 nhưng nhiều khi nghĩ lại cảnh bị thầy cô bất chợt gọi kiểm tra bài cũ hay lên bài làm bài tập, Ánh Tuyết vẫn thấy run.
“Nhiều lúc mình còn ngủ mơ xong bật dậy đầy sợ hãi vì câu nói đó”, Ánh Tuyết kể lại.
Ảnh minh họa
“Ai chưa học bài đứng lên, tôi hứa sẽ là không phạt đâu!”
Không biết lời hứa này có thật không nhưng chỉ khi đứng lên “thú tội” là kiểu gì cũng bị thầy cô “tra khảo” rằng tại sao không làm bài, bận rộn đến thế à mà mỗi một bài tập cỏn con cùng lười không làm. Lúc này, phần lớn là đành nói thật và mong sự khoan hồng của thầy cô.
“Hồi mới vào lớp 12, môn đấy là môn Văn, cô giáo có yêu cầu kiểm tra bài cũ nhưng không bạn làm giơ tay phát biểu. Lúc đấy mình có linh cảm không hay rồi, thế là cô cũng không giận vì cả mà chỉ bình tĩnh nói: Ai chưa học bài đứng lên, cô không phạt đâu. Ừ thì là một đứa theo khối tự nhiên, nên mình cũng hơi lơ đãng các môn xã hội một chút. Thế là mình đứng dậy ‘thú tội’ thôi, tưởng đâu cô sẽ không phạt thật, nhưng chỉ ghi vào sổ đầu bài thôi, chứ mình vẫn làm tưới cây quanh trường để xóa tội”, Thanh Tùng (21 tuổi, Sơn La)
Tương tự, Minh Anh (19 tuổi, Hà Nội) kể lại: “Mình từng bị 1 lần thế này rồi, môn Giáo dục công dân nhé. Lúc đó mình nghĩ ra đủ thứ lí do để thuyết phục cô không phạt, nào là hôm trước bị mất vở, hôm trước quên vở chưa chép lại, nhỏ bạn mượn vở nhưng chưa trả…. Xong cô cũng thương mà tha tội. Hôm sau học bài làu làu từng câu từng chữ, giơ tay cao nhất để xin cô kiểm tra bài cũ thế là được 10 điểm. Tuy nhiên, vui không được bao lâu thì cô bảo: Điểm hôm nay với điểm hôm trước chia đôi”.