Chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (HSDD) do thiếu hụt hormone Kisspeptin

6 mins read
Chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (HSDD)  do thiếu hụt hormone Kisspeptin

Khi đi chơi với những người bạn cùng phòng thời đại học, Peter (tên thật của nhân vật đã được thay đổi) nhận ra rằng anh cảm thấy khác biệt về tình dục so với những người đàn ông khác.

Người đàn ông 44 tuổi người Anh này tâm sự khi có tình cảm với một người phụ nữ mà anh muốn gắn bó lâu dài, anh không có nhiều ham muốn tình dục như nửa kia của mình.

Vào năm 2021, Peter nhìn thấy một quảng cáo tuyển nam tình nguyện viên cho nghiên cứu mới về chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (hypoactive sexual desire disorder, viết tắt là HSDD) nên đã đăng ký tham gia.

Chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (HSDD) do thiếu hụt hormone sinh dục tự nhiên Kisspeptin - Ảnh 2.

Suy giảm ham muốn tình dục có thể gây trở ngại cho hạnh phúc của các cặp đôi

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học lên kế hoạch tiêm Kisspeptin —một loại hormone sinh dục tự nhiên cho các tình nguyện viên để xem hormone này có làm tăng ham muốn tình dục hay không.

Kisspeptin đóng vai trò then chốt trong quá trình sinh sản, chẳng hạn như, nếu không có đủ lượng hormone này, trẻ em sẽ không trải qua tuổi dậy thì.

Khi bước vào mối quan hệ tình yêu với một phụ nữ mà anh muốn trở thành bạn đời, Peter đã đăng ký tham gia nghiên cứu để vun vén cho hạnh phúc sau này của mình.

Một tuần sau buổi tham gia cuối cùng, Peter cho biết điều kỳ diệu đã xảy ra.

“Đột nhiên, tôi muốn gần gũi với nửa kia của mình. Không phải do tâm trí, mà là cơ thể tôi muốn thế. Tôi đã bắt đầu quan hệ tình dục nhiều hơn và điều đó giúp cải thiện mối quan hệ của chúng tôi”.

Chất dẫn truyền ham muốn tình dục trong não

“Các chuyên gia cho rằng, chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (HSDD) ảnh hưởng tới ít nhất 10% phụ nữ và tới 8% nam giới”, TS. Stanley Althof – giáo sư danh dự về tâm lý học tại Trường Y Case Western Reserve ở Cleveland, Ohio cho biết. Ông đồng thời là giám đốc điều hành Trung tâm Sức khỏe Hôn nhân và Tình dục Nam Florida.

“Ban đầu, đàn ông thường rất xấu hổ khi tới khám vì họ vốn được coi là “đấng trượng phu”. Vì vậy, rất khó để đàn ông mở miệng nói ra vấn đề mình gặp phải. Hiếm có nam giới nào lại thừa nhận với bác sĩ rằng “tôi có vấn đề với ham muốn tình dục của mình”. Phần lớn nam giới đến gặp bác sĩ nam học là do được vợ hay bạn gái giới thiệu.

Để chẩn đoán mắc chứng rối loạn này, một người phải không có vấn đề nào khác có thể gây ra thay đổi về ham muốn tình dục, chẳng hạn như rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm.

Chứng HSDD là khi bạn không có hề có suy nghĩ về tình dục hay ham muốn tình dục trong 6 tháng mà không phải do trầm cảm hay do uống thuốc chống trầm cảm.

GS. TS tâm lý học lâm sàng Sheryl Kingsberg (khoa sinh học sinh sản và tâm thần học tại Đại học Case Western Reserve) chia sẻ một số người đã cảm thấy rất khổ tâm khi mắc chứng rối loạn ham muốn tình dục này.

BS. Kingsberg kể lại rằng một số người vợ đã tìm đến cô rất tâm trạng: “Tôi đã từng có ham muốn nhưng giờ ham muốn biến mất”. Họ ước gì ham muốn quay lại. Đây là những người phụ nữ đã mắc chứng rối loạn ham muốn tình dục kém chủ động (HSDD).

GS.TS. Waljit Dhillo – chuyên gia về nội tiết và trao đổi chất tại Đại học Hoàng gia London đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa hormone Kisspeptin và ham muốn tình dục trong nhiều năm.

Các nghiên cứu trước đó của Dhillo cho thấy, cho nam giới uống Kisspeptin làm tăng testosterone và hormone luteinizing – những chất đóng vai trò quan trọng với chức năng tuyến sinh dục.

Nghiên cứu mới nhất của Dhillo trên tạp chí y học JAMA Network Open có sự tham gia của 32 nam giới mắc chứng HSDD, trong đó có nhân vật Peter.

Nhà khoa học Dhillo cho biết, scan não (bằng chụp cộng hưởng từ chức năng fMRI) cho thấy vùng não bị ức chế hành vi chậm lại, trong khi vùng não liên quan tới ham muốn tình dục lại sáng lên.

Nhân vật Peter nhận thấy sự khác biệt ngay sau khi kết thúc quá trình điều trị. Đời sống tình dục của anh lại thăng hoa đến mức không lâu sau đó, người bạn đời của anh đã mang thai đứa con đầu lòng của hai người.

Đối với Peter, tham gia đợt nghiên cứu này đã làm thay đổi cuộc sống của anh. Đời sống tình dục của người đàn ông này đã thay đổi ngay cả cho tới hiện tại, vài năm sau điều trị. Sự ra đời của con trai đầu lòng cũng không làm thay đổi ham muốn “trời ban”. Người đàn ông hạnh phúc tâm sự vợ anh đang mang thai đứa con thứ hai, sắp chào đời vào tháng 7 tới.

Mời độc giả xem thêm video:

Những quan niệm sai lầm về kiêng quan hệ tình dục

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog