Hai đứa trẻ cùng rơi xuống nước, lựa chọn của ông bố thổi bùng tranh cãi về vấn đề đạo đức

5 mins read
Hai đứa trẻ cùng rơi xuống nước, lựa chọn của ông bố thổi bùng tranh cãi về vấn đề đạo đức

Nếu con bạn và một đứa trẻ khác đang chới với giữa dòng nước, bạn sẽ lựa chọn cứu ai đầu tiên? Là cha mẹ, hẳn số đông sẽ chọn câu trả lời: Cứu con mình trước. Nhưng, một hành động tưởng hiển nhiên như thế của một ông bố ở Trung Quốc đã khiến dư luận tranh cãi dữ dội. Vì cứu con mình, ông bố này đã trở thành “nhà thầu” nhận gạch đá của cư dân mạng trong một thời gian dài. Vì sao lại thế?

Được biết, ông Chen đến từ Hàng Châu đang làm việc thì phát hiện hai đứa trẻ bơi ở ao, trong đó có con ông. Lúc ấy, con ông Chen đột nhiên bị chuột rút ở chân và kêu cứu. Ông vội lao xuống để cứu con.

Khi dìu được con lên bờ, ông Chen quay lại để cứu đứa trẻ thứ hai thì đã quá muộn. Đứa trẻ không còn dấu hiệu sống. Lúc này, những người khác trong làng chạy tới, cha mẹ của đứa trẻ kia kêu rất to bên ao. Dù ông Chen đã nhiều lần giải thích nhưng dân làng vẫn chỉ trỏ, cho rằng: Ông bố thật sự quá ích kỷ, chỉ lo cứu con mình mà bỏ qua con người khác.

“Những đứa trẻ được ông bố như vậy nuôi dưỡng sẽ ích kỷ như bố mình, chỉ biết tới gia đình mình mà thôi”, một người chỉ trích.

Nghe được những lời như vậy, bản thân ông Chen cũng vô cùng đau đớn. Sau khi an ủi con, bình tĩnh đôi chút, ông chợt cảm thấy tức giận. Tôi cũng muốn cứu đứa bé, nhưng liệu tôi có đủ khả năng không? Tôi có thể làm gì vào lúc đó? Tôi chỉ có thể cứu con tôi. Hãy tưởng tượng, nếu con bạn gặp nạn cùng những đứa trẻ khác, bạn sẽ chọn bên nào?

Tôi sẽ nhận được gì nếu hôm nay con tôi mất đi? Chỉ là những lời khen ngợi, nhưng liệu có ích lợi gì? Chúng ta hãy tự hỏi, không phải ai cũng có lựa chọn giống như tôi sao?”, ông Chen bức xúc phân trần.

Hai đứa trẻ cùng rơi xuống nước, lựa chọn của ông bố thổi bùng tranh cãi về vấn đề đạo đức - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng, phản ứng của ông Chen là bản năng, không có gì sai. Là người ngoài, chúng ta dễ dàng nói về đạo đức, nhưng thực tế, sau khi gặp phải vấn đề, ai cũng ưu tiên người thân của mình hơn. Trong trường hợp này, ông Chen đã ngay lập tức quay lại cứu đứa trẻ thứ hai, rõ ràng không phải ông chỉ chú ý tới con mình.

Vì vậy, những lời chỉ trích kiểu “tại sao bạn không cứu con của người khác” là một loại “đạo đức giả”. Rõ ràng trong tình huống đó, sức lực của mỗi người đều có hạn, nếu chỉ cứu được một thì phải chọn người gần gũi nhất với mình.

Giả sử, đứa trẻ kia được cứu, còn đứa con của ông Chen lại gặp tai nạn, chẳng lẽ người làm cha mẹ không cảm thấy tội lỗi vô tận sao? Khi người khác sẵn sàng giúp đỡ thì bạn nên cảm thấy biết ơn. Còn dù họ không giúp đỡ hoặc không có khả năng giúp đỡ thì bạn cũng đừng nên gieo mầm mống hận thù vào người khác. Bởi vì trên đời này, không ai có nghĩa vụ, trách nhiệm phải làm bất cứ điều gì cho bạn, trừ gia đình bạn.

Điều quan trọng nhất là thay vì đặt hy vọng vào người khác, tốt hơn hết hãy để con bạn có nhận thức về sự an toàn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta không muốn con mình gặp phải bi kịch như vậy thì tốt nhất nên hướng dẫn cho trẻ biết đâu là nơi có thể gặp nguy hiểm để hạn chế thấp nhất rủi ro.

Không có cha mẹ nào kè kè bên cạnh con 24 giờ trên một ngày cả. Chỉ bằng cách quan tâm đến con cái, trang bị cho chúng những kỹ năng an toàn, chúng ta mới có thể ngăn chặn một phần tổn hại bởi những điều không mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog