Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ: Cần đúng mục đích và nguyên tắc | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

18 mins read
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ: Cần đúng mục đích và nguyên tắc | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ đúng cách, hợp lý, phù hợp với tình trạng hiện tại sẽ giúp trẻ tự kỷ tiến bộ nhanh chóng và cải thiện những kỹ năng cần thiết. Quy trình can thiệp sẽ có những yêu cầu, mục tiêu chung cần đạt được, nhưng cũng sẽ được căn chỉnh hợp lý để trẻ theo kịp và không cảm thấy quá sức.

Tại sao phải có quy trình can thiệp trẻ tự kỷ?

Tự kỷ là một tình trạng rối loạn phát triển thần kinh hiện đang rất phổ biến ở trẻ. Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong kỹ năng giao tiếp, không tương tác với những người xung quanh, có thể có biểu hiện chậm nói, phát âm không rõ ràng, có những sở thích hoặc hành vi kỳ lạ. Những ảnh hưởng của tự kỷ khiến trẻ không thể phát triển và sinh hoạt bình thường.

quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ là những mục đích, yêu cầu, cách xây dựng kế hoạch, và những phương pháp giúp trẻ tự kỷ cải thiện những kỹ năng cần thiết.

Chính vì thế tự kỷ cần được phát hiện và can thiệp sớm để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này. Việc can thiệp trẻ tự kỷ cần được thực hiện tại những cơ sở, tổ chức uy tín, có dịch vụ can thiệp hợp pháp, có quy trình và biện pháp cải thiện phù hợp.

Những người tham gia quy trình can thiệp phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao về giáo dục trẻ tự kỷ, và nắm được các phương pháp cải thiện chức năng cho trẻ. Những phương pháp, chương trình, hoặc kỹ thuật được dùng trong quá trình trị liệu giúp trẻ hạn chế những triệu chứng tự kỷ thường thấy, và phát triển chức năng toàn diện hơn.

Can thiệp càng sớm thì trẻ càng dễ tiếp thu và tiến bộ nhanh hơn. Hiện nay tự kỷ không có biện pháp phòng ngừa, và cũng không có biện pháp điều trị dứt điểm. Điều tốt nhất cha mẹ và các chuyên gia có thể làm là hạn chế triệu chứng, giảm nhẹ ảnh hưởng, và cải thiện những chức năng cần thiết ở trẻ tự kỷ.

Cha mẹ nên chú ý đến những bất thường ở trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt là dưới 3 tuổi, nhằm nhanh chóng phát hiện triệu chứng tự kỷ. Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là giai đoạn trước 3 tuổi, và từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

Can thiệp trẻ tự kỷ trước tuổi đi học có tầm quan trọng đặc biệt trong vấn đề giao tiếp và cư xử của trẻ. Trẻ được can thiệp thành công có thể hòa đồng hơn với bạn bè, hạn chế những hành vi như cắn hay cào cấu bạn, và có được một số kỹ năng cần thiết khi đi học. Can thiệp sớm làm tăng chất lượng sống của trẻ hiện tại và cả trong tương lai.

Mục đích của quy trình can thiệp trẻ tự kỷ

Bất cứ quy trình hay phương pháp nào cũng phải có mục đích nhất định, có như vậy mới đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình áp dụng. Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ cũng có một số mục đích cần đạt được dựa trên tình hình thực tế của trẻ bao gồm:

  • Cải thiện vấn đề giao tiếp, tương tác xã hội, và khả năng ngôn ngữ của trẻ đến mức tốt nhất.
  • Loại bỏ những thói quen xấu, những hành vi kỳ lạ lặp đi lặp lại, và những ảnh hưởng tiêu cực khác đến sự phát triển của trẻ.
  • Cải thiện những triệu chứng khác của rối loạn phổ tự kỷ, giúp cuộc sống của trẻ thoải mái hơn.
  • Tăng cường khả năng độc lập, giúp trẻ học cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định
  • Khám phá và bồi dưỡng những khả năng đặc biệt ở trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn
trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ muốn cải thiện kỹ năng tốt thì cần môi trường giáo dục tốt, và có quy trình cải thiện khoa học, phù hợp với tình trạng hiện tại của bản thân.
  • Giúp trẻ biết cách phản ứng và cư xử trong các tình huống khác nhau một cách hợp lý
  • Giúp trẻ hòa đồng hơn với mọi người, biết cách sống chung với mọi người
  • Hỗ trợ công tác tư tưởng cho gia đình và những người xung quanh để trẻ được đối xử bình thường, giảm căng thẳng, lo âu và loại bỏ những áp lực của cha mẹ nhằm giúp trẻ có môi trường sinh hoạt lành mạnh.

Việc xác định mục đích của quy trình can thiệp trẻ tự kỷ vô cùng quan trọng. Tình trạng của mỗi trẻ không giống nhau, do đó mục tiêu và phương pháp điều trị cũng cần được thay đổi cho phù hợp trong từng tình huống. Những mục tiêu lớn và quan trọng cần được đảm bảo, trong khi những mục tiêu cụ thể hơn có thể tùy biến theo từng trường hợp.

Cha mẹ và người chăm sóc là những người thường xuyên tiếp xúc, lo lắng, quan tâm và dạy dỗ trẻ. Thế nên trong kế hoạch can thiệp trẻ tự kỷ, cha mẹ và gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là nguồn động viên, là động lực to lớn của trẻ, giúp trẻ vượt qua những bài học khó khăn.

Gia đình sẽ dễ dàng theo dõi những dấu hiệu bất thường, và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ trong từng giai đoạn. Trẻ tự kỷ là điều không ai mong muốn, và điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của những người trong gia đình. Do đó, gia đình cũng cần hỗ trợ và chăn sóc tâm lý.

Gia đình cần được chăm sóc tâm lý để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, giúp họ có thái độ và nhận thức đúng đắn về trẻ tự kỷ. Cha mẹ được hướng dẫn những kỹ năng can thiệp tự kỷ, tìm hiểu những nhu cầu của trẻ, và được khuyến khích nên tích cực tham gia cùng các chuyên gia trong quá trình cải thiện nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Nguyên tắc xây dựng quy trình can thiệp trẻ tự kỷ

Như đã nói ở trên, tình trạng của mỗi trẻ tự kỷ sẽ khác nhau, dẫn đến việc lên kế hoạch can thiệp trẻ tự kỷ phải phù hợp với khả năng tiếp nhận và sự tiến bộ của trẻ. Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý và điều chỉnh trong quá trình can thiệp trẻ tự kỷ nếu muốn có được hiệu quả cao.

  • Can thiệp bằng phương pháp đa ngành: Để quy trình can thiệp đạt được hiệu quả tốt nhất, trẻ tự kỷ nên được áp dụng phương pháp đa ngành để phát triển toàn diện. Ví dụ những chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ giúp trẻ cải thiện cảm xúc, hành vi, giải quyết những vấn đề tâm lý tồn đọng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe giúp trẻ cải thiện sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, và chăm sóc những vấn đề sức khỏe khác. Các chuyên gia giáo dục giúp trẻ cải thiện kỹ năng sống, khả năng ngôn ngữ. Phương pháp đa ngành nếu được kết hợp tốt sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ thường được kết hợp từ nhiều phương pháp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có hiệu quả tốt nhất.
  • Lấy trẻ làm trung tâm: Đối tượng chính của quá trình can thiệp là trẻ tự kỷ và gia đình. Trẻ tự kỷ cần mội trường sống lành mạnh, được giáo dục và phát triển theo đúng khả năng của bản thân. Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ luôn phải lấy trẻ làm trung tâm. Những phương pháp sử dụng và nội dung thực hành được đặt ra phải gắn liền với thực tế của từng trẻ. Quá trình giảng dạy cần rõ ràng, trực quan, kết hợp nhiều phương pháp để tăng hứng thú học tập. Mỗi trẻ là một ca thể riêng biệt, do đó trẻ cần có cơ hội học tập và cải thiện theo cách phù hợp nhất.
  • Thiết kế dựa trên đặc điểm riêng: Kế hoạch can thiệp trẻ tự kỷ buộc phải thiết kế dựa trên những đặc điểm và biểu hiện của tình trạng này, kết hợp với tình trạng thực tế của từng trẻ. Vì thế trong kế hoạch sẽ có những phần mang tính cá nhân hóa cao, tập trung vào phát triển những kỹ năng trẻ thiếu như khả năng phát âm, khả năng giao tiếp, các kỹ năng xã hội, hoặc kỹ năng điều chỉnh cảm xúc. Ngoài ra còn giúp bồi dưỡng những ưu điểm sẵn có, giúp trẻ vận dụng thuần thục những kỹ năng mới trong cuộc sống.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ: Trẻ được tham gia những hoạt động vừa sức, phù hợp với quá trình phát triển, và có cơ hội học chung với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi. Song song với phát triển kỹ năng, trẻ cũng cần được tạo cơ hội sống hòa nhập, phát triển trong môi trường an toàn, và có cơ hội thể hiện bản thân. Trong quá trinh lập kế hoạch, chúng ta cụng cần chú ý đến phản ứng của trẻ để có biện pháp thay đổi cho phù hợp.
  • Dựa trên những kiến thức khoa học: Người lên kế hoạch cần có kiến thức chuyên ngành vững chắc, biết cách áp dụng nhiều phương pháp một cách hợp lý. Có như vậy, hiệu quả cải thiện sẽ được đảm bảo, và giúp trẻ phát triển toàn diện. Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ có thể được kết hợp từ nhiều phương pháp như: ngôn ngữ trị liệu, nghệ thuật trị liệu (âm nhạc, mỹ thuật), thiền, yoga, phương pháp giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS), hoạt động trị liệu (Occupational Therapy), phương pháp TEACCH, can thiệp phát triển quan hệ (RDI), và nhiều phương pháp khác

Những nguyên tắc nêu trên vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng quy trình can thiệp trẻ tự kỷ đạt hiệu quả cao. Quy trình này cần được thiết kế bởi người có chuyên môn, và dựa trên tình trạng thực tế của trẻ. Do đó mỗi quy trình sẽ khác nhau cho từng trẻ, và mang tính cá nhân hóa trong nhiều giai đoạn để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

Lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ

Quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, hoặc những chuyên gia tâm lý uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn. Dưới đây là một số bước quan trong trong quá trình lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ cần biết, bao gồm:

  • Đánh giá ban đầu: Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng dựa trên những biểu hiện của trẻ, và những xét nghiệm cần thiết. Đánh giá ban đầu giúp các chuyên gia xác định chính xác tình trạng tự kỷ, xem xét mức độ nặng nhẹ của bệnh, và đánh giá những khiếm khuyết kỹ năng của trẻ để có kế hoạch cải thiện hợp lý. Đánh giá ban đầu rất quan trọng vì cần sự chính xác cao.
quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Những đánh giá ban đầu sẽ giúp bác sĩ xác định trẻ tự kỷ ở mức độ nào, và cần ưu tiên cải thiện những kỹ năng nào trong cuộc sống.
  • Lên kế hoạch can thiệp: Việc lên kế hoạch can thiệp sẽ dựa trên đánh giá ban đầu. Trẻ sẽ được tập trung cải thiện những vấn đề thiếu sót như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiềm chế cảm xúc,… dựa trên nhu cầu của từng trẻ. Trẻ cũng được tạo cơ hội phát triển những ưu điểm sẵn có, và tận dụng ưu điểm đó để phát triển những kỹ năng thiếu sót. Kế hoạch can thiệp sẽ bao gồm nhiều phương pháp kết hợp với nhau.
  • Thực hiện can thiệp: Quá trình thực hiện can thiệp sẽ bắt đầu sau khi có kế hoạch cụ thể. Các bác sĩ và chuyên gia giáo dục sẽ dựa trên kế hoạch sẵn có để giúp đỡ trẻ tự kỷ rèn luyện kỹ năng. Trong quá trình cải thiện nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh, kế hoạch sẽ được thay đổi phù hợp với hiện thực. Kế hoạch được chia ra nhiều giai đoạn để đáp ứng sự tiến bộ của trẻ, giúp trẻ cải thiện hành vi và tinh thần.
  • Đánh giá tiến độ: Sự tiến bộ của trẻ sẽ được đánh giá theo từng tháng và từng giai đoạn, nhằm xác định xem trẻ có phù hợp với phương pháp sử dụng hay không, tốc độ tiến bộ nhanh hay chậm. Những yếu tố này giúp bác sĩ đánh giá kế hoạch ban đầu, và thực hiện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Sau khi đánh giá và điều chỉnh, các chuyên gia sẽ tiếp tục quy trình can thiệp.

Trong quá trình này, các chuyện gia sẽ liên tục hỗ trợ trẻ và gia đình để hiệu quả điều trị đạt mức cao nhất. Gia đình có thể cân nhắc cho trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ để trẻ cải thiện tốt hơn

Có lẽ bạn quan tâm:

  • Điểm mạnh của trẻ tự kỷ: 5 điều cần biết để khai thác tốt hơn
  • Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu
  • Các bài tập điều hoà cảm giác cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển
  • Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ – Những kỹ năng cần thiết

Latest from Blog