Trẻ tự làm đau mình: Hành vi nguy hiểm bố mẹ cần cảnh giác | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

15 mins read
Trẻ tự làm đau mình: Hành vi nguy hiểm bố mẹ cần cảnh giác | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trẻ tự làm đau mình, tự đánh mình khi tức giận có thể liên quan đến hàng loạt các vấn đề như rối loạn tâm lý hay rối loạn phổ tự kỷ. Phụ huynh thấy con lặp đi lặp lại các tình trạng này kèm theo kích động, nhận thức kém, chậm phát triển tuyệt đối không được chủ quan mà cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Trẻ tự làm đau mình
Việc trẻ tự làm đau mình với các hành vi như bứt tóc, đập đầu vào tường phụ huynh không nên chủ quan

Trẻ tự làm đau mình chưa bao giờ là bình thường?

Trẻ nhỏ chưa hoàn toàn ý thức được các hành vi của mình nếu con không được hướng dẫn, chỉ dạy, bởi thế có những lúc con thường có các hành động không phù hợp. Tuy nhiên việc trẻ có các hành vi tự làm đau mình, chẳng hạn như bứt tóc, đập đầu vào tường, tự đánh mình, cào làm xước tay chân đặc biệt khi đang trong trạng thái kích động đều rất bất thường.

Phụ huynh khi thấy con có các hành vi tự làm đau mình thường chủ quan vì cho rằng đó là do con chưa hiểu, thường quát lớn để kiểm soát con nhưng điều này càng khiến trẻ kích động hơn. Thực tế việc một đứa trẻ tự khiến bản thân bị tổn thương, lặp đi lặp lại nhiều lần chưa bao giờ là một vấn đề bình thường nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.

Vậy việc trẻ tự làm đau mình liệu có liên quan đến những vấn đề nào?

Trẻ cảm thấy khó chịu ở đâu đó

Việc trẻ tự làm đau mình hoàn toàn có thể do con đang bị khó chịu ở đâu đó mà phụ huynh chưa phát hiện ra và giúp con giải tỏa. Chẳng hạn một số trẻ bị nhiễm trùng tai khiến con khó chịu ở vùng tai nên có xu hướng cựa quậy đầu, bứt tóc quanh vùng này vì có thể khiến con cảm thấy thoải mái hơn.

trẻ tự đánh mình khi tức giận
Trẻ cảm thấy khó chịu ở đầu có thể có hành vi bứt tóc để thấy dễ chịu hơn

Hay tương tự, nếu con vì một lý do nào đó mà cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu ở các vị trí khác thì hoàn toàn cũng có thể có các hành vi này. Ví dụ con ngứa ở đầu, ngứa ở tay vì vậy việc trẻ bứt tóc, trẻ gãi tay chân đến xước xát cũng là điều dễ hiểu. Trẻ sơ sinh nếu chưa đủ ngôn ngữ để thể hiện sự khó chịu cho ba mẹ hiểu nên có thể xảy ra tình trạng này.

Nếu trẻ tự làm đau mình do các nguyên nhân này có thể không quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối cũng không được chủ quan vì có thể khiến con khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, để để lại các tổn thương trên da gây nhiễm trùng.

Rối loạn tâm lý khiến trẻ tự đánh mình khi tức giận

Một đứa trẻ đã bắt đầu nhận thức được xung quanh, ý thức được các hành vi của mình có thể thu hút được sự quan tâm từ cha mẹ. Chẳng hạn khi chúng thấy nếu mình khóc to sẽ được cho mẹ cho chơi món đồ chơi yêu thích, sẽ được ra ngoài nên chúng sẽ khóc khi có nhu cầu này. Ba mẹ thường muốn trẻ hết khóc nhanh sẽ có xu hướng đáp ứng các nhu cầu của chúng.

Tương tự, trẻ cũng có thể nhận thức được rằng, khi mình bị đau cha mẹ sẽ thương, sẽ quan tâm nhiều hơn và một số đứa trẻ có thể lựa chọn cách hàng. Chúng có thể bứt tóc, khóc lóc nghiêm trọng, ăn vạ, đập đầu vào tường, cấu véo bản thân để thu hút sự quan tâm từ phụ huynh. Cha mẹ khi đã đáp ứng một lần thì những lần sau chúng có thể càng tăng mức độ.

Trẻ tự làm đau mình
Trẻ có thể tự làm đau mình để thu hút sự chú ý của cha mẹ

Theo các chuyên gia, việc trẻ có dấu hiệu tự đánh mình khi tức giận để thu hút sự chú ý từ người khác chính là biểu hiện rõ rệt của stress. Trẻ có xu hướng dễ cáu kỉnh, kích động, tiêu cực, dễ bất mãn khi không đạt được nhu cầu. Trẻ càng ăn vạ, phụ huynh càng đáp ứng, càng nuông chiều, càng an ủi ủi sẽ càng làm củng cố thêm mức độ tự làm đau bản thân trong lần sau.

Tình trạng này thường xảy ra ở rất nhiều lứa tuổi, đặc biệt với những gia đình quá nuông chiều con. Càng ngày, tâm lý trẻ có thể ngày càng lệch lạc, muốn đạt được ý định bằng mọi giá vì biết chỉ cần làm đau bản thân thì phụ huynh sẽ đồng ý ngay lập tức. Do đó phụ huynh không nên chủ quan nếu có liên quan đến nguyên nhân này.

Ngoài ra theo các chuyên gia, trẻ nếu thường xuyên bị cha mẹ đặt trong cũi, trong nôi, không được tiếp xúc nhiều với cha mẹ, không được chơi các đồ chơi có tính kích thích cũng rất dễ dẫn đến trạng thái này. Hay nếu do phẫu thuật nào đó mà con không được cử động cũng khiến con ngọ nguậy, tự làm đau bản thân để làm giảm cảm giác khó chịu.

Trẻ tự làm đau bình có thể là dấu hiệu của tự kỷ

Thường trẻ khi tự làm tổn thương mình nhưng con vẫn có cảm giác đau đớn, khóc lóc, khó chịu để cha mẹ chú ý. Tuy nhiên ở nhóm trẻ tự kỷ, con có thể lặp đi lặp lại các hành vi làm đau bản thân một cách vô thức mà không có cảm giác đau đớn. Các hành vi này thường chỉ giống nhau, không thay đổi, có thể trùng về cả mức độ và cách biểu hiện.

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh bẩm sinh với các triệu chứng cực kỳ đa dạng, đã xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời những thường không phát hiện được sớm. Đặc điểm chung của hội chứng này và những khiếm khuyết về ngôn ngữ, nhận thức và có các hành vi bất thường lặp đi lặp lại.

Trẻ tự làm đau mình
Trẻ tự làm đau mình hoàn toàn có thể là triệu chứng của tự kỷ

Có rất nhiều lý do để nghi ngờ việc trẻ tự làm đau mình thường xuyên là dấu hiệu của tự kỷ bởi con không nhận thức được hành vi của bản thân, không dùng ngôn ngữ để diễn tả được nhu cầu dẫn tới các trạng thái bất thường. Trẻ tự kỷ khi tự làm đau mình là dấu hiệu cho thấy con đang bị ức chế, khó chịu nhưng không tìm được cách để thể hiện.

Nếu trẻ tự làm đau mình có liên quan đến tự kỷ sẽ kèm theo một số dấu hiệu sau đây

  • Trẻ không đáp lại lời cha mẹ khi được gọi tên
  • Không tương tác, không biết giao tiếp bằng mắt với người khác
  • Không hiểu cha mẹ nói gì dù đó là những từ ngữ cơ bản, nói hằng ngày
  • Không ý thức được các hành vi của bản thân có thể gây nguy hiểm và không phù hợp
  • Chậm phát triển ngôn ngữ, 8- 9 tháng vẫn chưa bi bô
  • Thường tự chơi một mình, khó khăn trong việc kết bạn
  • Trẻ tự làm đau mình với các hành vi lặp đi lặp lại, có nhịp điệu trong các hành động này
  • Thường có các hành vi lặp đi lặp lại trong vô thức, chẳng hạn vỗ tay, xoay vòng tròn..
  • Tâm lý dễ nổi nóng, kích động, khó chịu
  • Nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng, chẳng hạn nếu phòng có ánh sáng lọt vào trẻ sẽ không thể nào ngủ được
  • Không thích được âu yếm, gần gũi, kể cả khi đó là cha mẹ
  • Chỉ có sự chú ý với những thứ nhất định mà con quan tâm

Nói chung nếu trẻ tự làm đau mình thường xuyên nhưng con lại không cảm nhận được cơn đau, vẫn thường lặp đi lặp lại hành vi này kèm theo những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ, nhận thức, hành vi, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con bế bệnh viện thăm khám và tìm hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ tự làm đau mình

Nhiều phụ huynh thường cho rằng việc trẻ tự làm đau mình, tự đánh mình khi tức giận có thể là do tính cách nghịch ngợm, quậy phá của con nên thường không quá lo lắng. Một số khác có thể tỏ ra quan tâm quá mức hoặc la mắng để răn đe con không được làm như vậy. Tuy nhiên nếu tình trạng này thực sự có liên quan đến các vấn đề bệnh lý thì phụ huynh cần hành động cẩn trọng hơn rất nhiều.

Trẻ tự làm đau mình
Phụ huynh cần luôn bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân kết hợp với dạy con cách kiểm soát cảm xúc

Khi thấy con có các hành vi bất thường này, phụ huynh cần xử trí như sau

  • Dành thời gian quan sát con và tìm chính xác vì sao con lại như vậy. Chẳng hạn nếu con bị ngứa ngáy phụ huynh có thể đưa trẻ đi tắm, vệ sinh thân thể, thay đổi, giữ con trong môi trường mát mẻ thư giãn
  • Tạo cho con cảm giác an toàn bằng cách xuất hiện ngay khi thấy con la hét hay có các hành vi bất thường, sau đó đưa trẻ đến môi trường mà con cảm thấy quen thuộc và yên tâm, chẳng hạn như phòng ngủ của con. Chú ý giữ ánh sáng dịu nhẹ, không có tiếng động lớn, điều này cũng tốt để xoa dịu tâm trí của trẻ, phù hợp với cả những trẻ tự kỷ
  • Giữ con có thể bình tĩnh trở lại thay vì vội vàng chạy đến ôm ấp hay la mắng con. Hãy nói con bình tĩnh bằng một tông giọng nhẹ nhàng, yêu cầu con nhìn vào mắt, ngừng khóc, điều này cũng là cách giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc trong những lần sau
  • Nếu con hay ăn vạ để gây sự chú ý, tuyệt đối không nên đáp ứng các hành vi của con. Chẳng hạn nếu thấy trẻ đập đầu vào tường thì có thể dùng một cái gối nhanh chóng chèn vào tường để tránh khiến trẻ đau đơn. Tuy nhiên nếu cần thiết vẫn cần ôm trẻ để tránh các hành vi quá khích quá mức, đặc biệt với các trẻ đặc biệt
  • Hướng sự chú ý của con vào một điều gì đó để con ngừng khóc
  • Nghiêm túc hỏi vì sao trẻ tự làm đau mình và tìm các giải quyết những điều con khó chịu. Chẳng hạn như trẻ trả lời rằng con muốn điều gì đó thì cần giải thích cho con không nên làm như vậy và cần làm gì vào những lần sau
  • Nếu tình trạng này kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám và hỗ trợ càng sớm càng tốt

Trẻ tự làm đau mình, tự đánh mình khi tức giận nếu xảy ra thường xuyên chắc chắn là một vấn đề bất thường cần được phụ huynh quan tâm và tìm hướng khắc phục càng sớm càng tốt. Phụ huynh nên nắm bắt rõ các hành vi bất thường và bình thường của con trong suốt quá trình từ thơ ấu đến trưởng thành, chỉ khi đó mới có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện nhất của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục
  • Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không? Vấn đề cần hiểu đúng
  • Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không? Giải đáp thắc mắc

Latest from Blog