Đại học Harvard cho biết: Đây là 3 “giai đoạn vàng” giúp trí thông minh của trẻ phát triển vượt bậc, đừng bỏ lỡ!

5 mins read
Đại học Harvard cho biết: Đây là 3 “giai đoạn vàng” giúp trí thông minh của trẻ phát triển vượt bậc, đừng bỏ lỡ!

Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra, não bộ của trẻ có 3 giai đoạn phát triển đỉnh cao. Nếu cha mẹ nắm bắt được đó là giai đoạn nào và có phương pháp giáo dục phù hợp thì trí thông minh của trẻ sẽ phát triển vượt bậc. Cụ thể là các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu tiên: Từ 0 – 3 tuổi

Các chuyên gia thần kinh tại Đại học Harvard chỉ ra rằng, 0 – 3 tuổi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trí não. Khi trẻ chào đời, não chỉ nặng 390 gram. Khi trẻ lớn lên, mạng lưới thần kinh của não phát triển nhanh chóng và trở nên hoàn thiện. Đến năm 3 tuổi, trọng lượng não có thể đạt tới 1000 gram. Tỷ lệ hoàn thiện quá trình phát triển của não về cơ bản đã đạt 85%. Dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trẻ em của Đại học Harvard công bố cũng cho thấy, trong độ tuổi từ 0 – 2, não của một đứa trẻ bình thường có thể thiết lập 700 kết nối nơ-ron mỗi giây. 

Giai đoạn thứ hai: 5 – 7 tuổi

Trước 3 tuổi, não bộ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, các tế bào thần kinh phát triển rất nhanh. Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường và chịu nhiều ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, não bộ bước vào giai đoạn chạy đua. Các khớp thần kinh được sử dụng thường xuyên sẽ nhân lên, trong khi các khớp thần kinh được sử dụng không thường xuyên sẽ yếu đi và dần bị thoái hóa hoặc gãy.

Nghiên cứu cho thấy những em bé nhận được sự kích thích phong phú về nghe nhìn, xúc giác, thể thao và các môi trường khác có trọng lượng não lớn hơn 20% so với những em bé thiếu sự kích thích từ môi trường.

Nói cách khác, ở giai đoạn này, trải nghiệm của bé càng phong phú, các khớp thần kinh trong não càng phát triển, cấu trúc càng hoàn thiện và tinh vi. Nhờ vậy trẻ càng thông minh hơn.

Đại học Harvard cho biết: Đây là 3

Ảnh minh họa

Giai đoạn thứ ba: 7 – 11 tuổi

Đây là giai đoạn thứ ba trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ, được nhà tâm lý học Piaget đề xuất là giai đoạn “các thao tác cụ thể”.

Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu được giáo dục chính quy ở trường và có sự phát triển nhận thức rõ rệt. Cấu trúc nhận thức đã được tổ chức và hoàn thiện hơn, tư duy có mức độ linh hoạt nhất định. Trẻ có thể tư duy logic dựa trên những sự vật cụ thể. 

Piaget tin rằng trẻ em ở giai đoạn này nên được đào tạo dựa trên thực tế hoặc kỹ năng nhiều hơn. Hãy giúp trẻ nâng cao khả năng suy luận logic, tư duy cầu tiến, tư duy ngược và tư duy phản biện.

Vậy làm thế nào để có thể giúp trẻ phát triển não bộ tốt nhất? Theo các chuyên gia giáo dục, cha mẹ có thể giúp trẻ trở nên thông minh hơn thông qua các hoạt động như tập thể dục, chơi trò chơi, đọc sách. 

Một giáo sư ở Trung Quốc đã làm thí nghiệm và cho biết, khi trẻ chơi đùa sẽ sản sinh ra một chất đặc biệt có thể giúp các nhánh thần kinh phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, một nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh chỉ ra rằng tập thể dục có thể cải thiện khả năng não bộ và kết quả học tập. Khi mọi người tập thể dục, họ sẽ kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine, những chất này là chìa khóa để thúc đẩy các kết nối thần kinh.

Tập thể dục không chỉ kích thích sự phát triển trí não mà còn giúp con người duy trì tính kỷ luật tự giác cao và có những cảm xúc tích cực.

Với đọc sách, chuyên gia khoa học não bộ người Pháp Stanislas Duhem chỉ ra: Việc đọc sách sẽ làm thay đổi cấu trúc của não bộ.

Ở những người đã được đọc sách nhiều, phần sau của thể chai, nơi kết nối bán cầu não trái và phải, trở nên dày hơn. Sự dày lên của thể chai sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin giữa hai bán cầu não, việc trao đổi thông tin tăng lên sẽ làm sâu sắc thêm chiều sâu của trí nhớ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog