Ba kiểu cha mẹ này rất dễ biến con mình thành “kẻ thù”, đặc biệt là kiểu thứ ba, thật khủng khiếp!

7 mins read
Ba kiểu cha mẹ này rất dễ biến con mình thành “kẻ thù”, đặc biệt là kiểu thứ ba, thật khủng khiếp!

Một phụ huynh Trung Quốc mới đây chia sẻ câu chuyện gây chú ý: “Cách đây vài ngày, tôi đưa con đi chơi cùng bạn thân. Thực sự tôi rất bất ngờ trước cách bạn thân mình dạy dỗ bé. Đám trẻ đang chơi trò chơi khảo cổ khủng long trong hội trường, thực ra trò chơi này rất đơn giản, chỉ cần dùng một chiếc búa hoặc dùi nhỏ đập bỏ lớp thạch cao bên ngoài là sẽ có một con khủng long ở bên trong.

Vốn là trò chơi của trẻ con nhưng cậu bé liên tục bị mẹ mắng: “Con ngớ ngẩn thế, không thấy ở đây dày thế nào à? Bắt đầu đập từ đây!”; “Mắt con mù sao? Bụi thạch cao bám đầy người rồi”. Đứa trẻ bị mắng liền tức giận và ném đồ chơi đi, hét lên: “Con không muốn chơi!”.

Vốn dĩ gia đình họ định đi chơi vui vẻ nhưng cuối cùng cả hai mẹ con đều ra về trong tâm trạng bực bội”.

Một số cha mẹ lại như vậy, luôn có thể làm con mình tức giận và khóc lóc, họ không nghĩ tới việc kiềm chế cảm xúc của mình. Hiện tượng này thường xảy ra với 3 kiểu cha mẹ sau đây. Nếu không thay đổi, họ rất dễ biến con mình thành “kẻ thù”.

Ba kiểu cha mẹ này rất dễ biến con mình thành “kẻ thù”, đặc biệt là kiểu thứ ba, thật khủng khiếp! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

01. Quá chú trọng vào kết quả

Khi trẻ làm một việc gì đó, cha mẹ chỉ đặc biệt quan tâm đến kết quả đạt được. Đây thực sự là một sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải.

Có một câu chuyện được một ông bố chia sẻ: “Cách đây vài ngày, tôi đang vẽ tranh với con. Cháu chưa bao giờ học vẽ một cách có hệ thống nên tôi tìm thấy một bức tranh và bảo cháu vẽ theo. Vốn dĩ tôi muốn con học vẽ nhưng khi thấy cháu vẽ rất kém, tôi không khỏi mất bình tĩnh và trách móc cháu”.

Khi chúng ta luôn nhấn mạnh đến điểm số, giải thưởng hoặc những kết quả rõ ràng khác, trẻ em có thể tin rằng chỉ khi đạt được những kết quả này thì chúng mới có được sự công nhận và yêu thương của cha mẹ. Nếu luôn chú trọng đến kết quả, chúng ta sẽ bỏ qua những nỗ lực, đóng góp của trẻ trong quá trình đó và luôn cảm thấy trẻ làm chưa đủ tốt. Điều này gây áp lực tâm lý rất lớn cho con cái. Loại áp lực này có thể khiến trẻ phát triển các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, thậm chí có thể khiến trẻ mất hứng thú học tập và khám phá.

Đồng thời, nhiều đứa trẻ sẽ nghĩ cách gian lận hoặc chỉ học để thi, từ đó bỏ lỡ những cơ hội thực sự.

Một điều cần lưu ý nữa là việc chú trọng quá nhiều vào kết quả có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ. Khi trẻ không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, chúng có thể coi mình là kẻ thất bại và mất tự tin vào bản thân. Sự thiếu tự tin này có thể đi cùng trẻ trong suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến sự lựa chọn cuộc sống và sự phát triển nghề nghiệp của chúng.

02. Khát khao kiểm soát siêu mạnh

Kiểm soát là vấn đề chung của các bậc cha mẹ. Chúng ta luôn mong con cái sẽ làm mọi việc theo ý mình, và chúng ta luôn mong con sẽ đi theo con đường mà chúng ta đã hoạch định.

Cha mẹ kiểu này sẽ có hai hậu quả: Một là con cái dễ phục tùng, do dự, không có tính kiên trì, không có quyết tâm, không có ý kiến độc lập trong bất cứ việc gì và luôn nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ. Một kết quả nữa là con cái rất nổi loạn, cha mẹ càng quyền lực thì con cái càng chống lại, kết quả cuối cùng là đôi bên cùng khổ.

Là cha mẹ, không ai có ý đồ xấu. Chúng ta ai cũng mong con mình sống tốt, sống vui vẻ. Chúng ta đau lòng khi thấy con mình thất bại, cũng đau lòng khi thấy con mình sa ngã. Nhưng trẻ con luôn có con đường riêng, cuộc đời riêng, thăng trầm riêng, chúng phải cố gắng và trải nghiệm!

Vì vậy, cha mẹ phải học cách buông bỏ và đừng luôn luôn sử dụng những quan niệm, ý tưởng của chúng ta để can thiệp vào sự lựa chọn và kiểm soát cuộc sống của con mình.

03. Cha mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc

Khi bạn mất kiểm soát cảm xúc của mình, bạn có thể nói bất kỳ lời nói tàn nhẫn nào! Khi cha mẹ thường xuyên bộc phát cảm xúc, một ngôi nhà được cho là ấm áp và an toàn có thể trở nên căng thẳng và bất an.

Trong một bộ phim tài liệu phỏng vấn có tên “Thanh thiếu niên phạm pháp”, các em đều nhắc đến việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ, làm nhục. Trẻ em cần một môi trường ổn định để phát triển. Khi cha mẹ thường xuyên bộc phát cảm xúc tiêu cực, trẻ có thể cảm thấy gia đình là một nơi không ổn định, không an toàn, khiến chúng cảm thấy bất an và lo lắng.

Trẻ em thường bắt chước hành vi của người lớn. Khi cha mẹ thường xuyên mất  bình tĩnh, trẻ có thể cho rằng đây là cách bình thường để giải quyết xung đột và căng thẳng.

Chúng ta thường nói đến “vạch xuất phát”, vạch xuất phát của trẻ là gì? Không phải tiền bạc hay của cải, cha mẹ mới là điểm khởi đầu tốt nhất cho con cái.

Đừng lấy lý do “lần đầu làm cha mẹ”, dù không muốn trở thành cha mẹ hoàn hảo thì cũng nên cố gắng hết sức để có đủ tư cách. Khi đưa con đến thế giới này, chúng ta phải có trách nhiệm với con cái và cung cấp cho chúng sự chăm sóc tốt nhất có thể. Đó là một môi trường để phát triển ấm áp và ổn định.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog