Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 4 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ

6 mins read
Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 4 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ

Mùa đông đã đến, thời tiết trở lạnh khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình bị bệnh. Do đó, họ sẽ ưu tiên việc giữ ấm để phòng bệnh cho con. Thế nhưng, đôi khi những biện pháp này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nếu không được làm đúng cách.

Mùa đông dù thời tiết có lạnh đến mấy cha mẹ cũng đừng làm 4 điều dưới đây, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ.

1. Mặc quá nhiều quần áo ấm 

Việc mặc nhiều quần áo để giữ ấm vào mùa đông là điều cần thiết, nhưng mặc một cách mù quáng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trong một số trường hợp, dù mùa đông nhưng thỉnh thoảng trời vẫn nắng ấm. Lúc này, nếu người mẹ vẫn không chịu cởi bớt đồ cho con, trẻ đổ mồ hôi vì nóng. Thấy con đổ mồ hôi, họ nghĩ rằng ra mồ hôi một chút cũng không sao, đỡ hơn là bị cảm lạnh. 

Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 5 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ - Ảnh 1.

Kết quả cho thấy một số đứa trẻ đổ nhiều mồ hôi trong trường hợp này bị cảm lạnh. Điều này là do quần áo quá dày khiến cơ thể ở trong môi trường nóng bức không chịu được. Khả năng thích ứng với môi trường của cơ thể cũng giảm đi.

Việc đổ mồ hôi thường xuyên không tốt cho sức khỏe của trẻ vì rất dễ bị cảm lạnh khi có gió lạnh thổi qua khi đang đổ mồ hôi.

Mùa đông tuy lạnh nhưng không phải lúc nào cũng ở trạng thái nhiệt độ thấp. Nếu có ánh nắng gay gắt vào ngày nắng, nhiệt độ tăng lên và cơ thể của trẻ cũng nóng lên. Lúc này, bạn cần giảm lượng quần áo phù hợp để trẻ không bị quá nóng và đổ mồ hôi.

2. Sử dụng máy sưởi

Ở một số gia đình có điều kiện, họ thường sử dụng máy sưởi vào mùa đông. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy dù trẻ bên ngoài cho thấy chúng không nóng, nhưng nhiệt độ tích tụ bên dưới quần áo ấm, kết hợp thêm máy sưởi, trẻ sẽ quá nóng.

Ngoài ra, trẻ em rất tò mò về nhiều thứ, máy sưởi là một trong số đó. Nếu để máy sưởi trong phòng, trẻ có thể vô tình chạm vào, gây bỏng.

Đối với trẻ trong độ tuổi nghịch ngợm, cha mẹ không nên sử dụng máy sưởi để đề phòng những tai nạn xảy ra. Nếu không muốn trẻ bị lạnh, cha mẹ chỉ cần mặc quần áo có độ dày vừa phải cho trẻ, chọn chất liệu cách nhiệt tốt như áo quần có lớp lót bằng bông, lông vũ… Nó có tác dụng cách nhiệt tốt, nhẹ và ít gây nguy hiểm.

Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 5 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ - Ảnh 2.

3. Ăn đồ quá nóng

Lẩu là món ăn khoái khẩu của nhiều người vào mùa đông nhưng cả trẻ em và người lớn đều không nên ăn quá nhiều. Bởi thường xuyên ăn đồ nóng hoặc uống nước nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Trẻ có thể ăn đồ nóng nhưng cẩn thận để món ăn nguội bớt, tốt nhất nên ở nhiệt độ ấm, tránh cảm giác nóng rát khi cho vào miệng. Cũng cần lưu ý khi giúp trẻ làm nguội thức ăn, tránh sử dụng phương pháp “thổi bằng miệng”, hành vi này tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Hạn chế cho con đi chơi vì trời lạnh

Nhiều bậc cha mẹ không muốn con mình ra ngoài trời chơi vào mùa đông vì sợ bị cảm lạnh. Mục đích ban đầu của cha mẹ là để con khỏi bị cảm, nhưng thực tế, nếu giữ con ở nhà suốt mùa đông sẽ khiến cơ thể suy yếu, khả năng miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh hơn.

Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 5 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ - Ảnh 3.

Ngay cả trong mùa đông, cha mẹ cũng không nên tước bỏ quyền tham gia các hoạt động ngoài trời của con mình. Bởi vì hoạt động ngoài trời có thể nâng cao thể lực cho trẻ một cách hiệu quả, không chỉ giúp trẻ khỏe hơn mà còn giúp trẻ có sức đề kháng mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, nếu thời tiết quá xấu, vẫn nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, có thể cho trẻ chơi trong nhà và đợi thời tiết đẹp mới cho ra ngoài.

Tóm lại, nhiều khi có những thứ cha mẹ cho rằng điều đó là tốt nhất cho con nhưng thực tế lại là những hành động ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải nhớ rằng, dù mùa đông có lạnh đến đâu cũng nên nuôi con một cách khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog