Bài Toán ra đề oái oăm, học sinh tiểu học trả lời 1 câu khiến cộng đồng mạng khen: “Quá bình tĩnh và thông minh”
Những bài Toán cấp 1 tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến người lớn “vò đầu bứt tóc” vì quá “khó đỡ”, không biết giải thế nào cho đúng.
- Bài toán về nhà có nội dung “phản cảm” khiến học sinh tiểu học phản ứng
- Bài toán lớp 3 đơn giản nhưng hai mẹ con nghĩ toát mồ hôi không làm xong, cô giáo đưa ra đáp án lại gây tranh cãi
- Bài Toán 1+5+5=11 của con bị gạch sai khiến phụ huynh “đau đầu”
Đồng ý rằng nhiều bài Toán thời nay rất khó, cả người lớn cũng phải đau đầu, nhất là các dạng Toán đố mẹo. Tuy nhiên, có những bài đáng ra chẳng có gì khó nhằn nhưng đề bài lại… bẻ lái một cách khó tin khiến học sinh, phụ huynh không hiểu “mô tê” gì.
Chẳng hạn, truyền thông nước Anh từng đưa tin về một bài Toán tiểu học khá oái oăm. Bài toán cộng trừ vốn đang rất bình thường nhưng 1 dữ liệu không ăn nhập đã khiến cả thần đồng, thiên tài toán học cũng không giải nổi!
Cụ thể nội dung bài Toán như sau: “Jane có 12 cây bút chì màu và Kim có 7 cây bút chì màu. Hỏi Susan có nhiều hơn Kim bao nhiêu bút chì màu?”. Trong khi vế đầu đang đề cập đến Jane và Kim thì vế sau bỗng từ đâu xuất hiện một cô Susan và người ra đề cũng chẳng nhắc tới Susan có bao nhiêu cây bút chì màu! Vậy thì làm sao học sinh có thể trả lời nổi?
Khi làm bài tập này, em học sinh có tên Sarah đã viết: “Who is Susan?” (Ai là Susan?). Sau đó, Sarah tiếp tục trả lời các câu hỏi còn lại như bình thường. Câu trả lời “cực tỉnh” của em đã được chia sẻ trên Reddit (một diễn đàn trực tuyến) và nhận về rất nhiều sự yêu thích. Không ít người để lại lời ngợi khen sự nhanh nhẹn và hài hước của cô bé tiểu học này, bởi trong lúc bí đáp án, không phải ai cũng có ý tưởng bá đạo đến thế!
Đến câu hỏi thứ 2 “tréo ngoe”, thay vì bỏ qua, em đã viết: “Who is Susan?” (Ai là Susan?).
Về đề Toán, một số người cho rằng đó là “câu hỏi mẹo” để đảm bảo học sinh có thể đọc hiểu được các từ cũng như các con số. Tuy nhiên, một giáo viên trả lời rằng có thể câu hỏi được viết bởi một cá nhân đang rất “mệt mỏi và căng thẳng”. Đây có lẽ là một sự cố nhầm lẫn trong việc ra đề, in ấn.
Một số người khác cũng phát hiện ra những chi tiết đáng ngờ trong các câu hỏi khác.
“Ở câu số 1: Có 8 con chim trên một nhánh cây. Có 3 con chim ở một nhánh khác. Hỏi có bao nhiêu con chim trên cây? Nghĩ một cách kĩ hơn, làm sao chúng ta biết được 2 nhánh đó là cùng một cây?” – một người thắc mắc.
“Câu số 3: ‘Có 8 con cá trong ao. 7 con bơi đi, còn lại bao nhiêu con trong ao?’. Tôi cũng thấy vấn đề với câu này. Ngay cả khi cá bơi đi, chúng vẫn ở trong ao chứ?”, một người khác nói thêm.