Cách dạy trẻ 2-3 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan, nghe lời

17 mins read
Cách dạy trẻ 2-3 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan, nghe lời

Nuôi dạy trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh, nhiều bậc phụ huynh dường như cảm thấy kiệt sức trước những cơn giận dỗi và kháng cự của con. Nhưng thực tế, đây là thời điểm các bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính cách riêng. 

Đặc điểm trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh không nghe lời

Ở độ tuổi từ 2 – 3, trẻ bắt đầu khám phá và giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh, thể hiện rõ cảm xúc và phản ứng với điều mình không thích. Việc trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển, khi con hình thành tính cách và bắt đầu có suy nghĩ riêng. Lúc này ở bé có các đặc điểm không nghe lời người lớn như sau:

trẻ 2-3 tuổi bướng bỉnh
Trẻ 2 – 3 tuổi hình thành tính cách bướng bỉnh và chống đối người lớn

  • Thường xuyên chống đối và không tuân theo yêu cầu của cha mẹ, có khi cố tình làm ngược lại
  • Thích làm theo ý mình, tự quyết định mà không muốn người lớn can thiệp, giám sát
  • Cứng đầu, luôn bảo vệ ý định của mình và cố chấp chỉ để thấy mình chiến thắng
  • Dễ nổi loạn khi bị la mắng, có lúc trở nên cáu kỉnh, tức giận
  • Tỏ ra vô lễ qua cách nói chuyện trống không, quay lưng khi người lớn nói, có cử chỉ thiếu tôn trọng
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh làm cha mẹ nhầm tưởng là thái độ bất hợp tác
  • Luôn muốn được lắng nghe, khao khát sự công nhận nên thường xuyên tìm cách thu hút sự chú ý
  • Thích làm mọi thứ theo nhịp độ của riêng mình, khiến cha mẹ khó thiết lập một thói quen cố định cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh

Đôi khi, trẻ phản ứng bằng cách chống đối, làm ngược lại yêu cầu của cha mẹ khiến phụ huynh cảm thấy bối rối. Nên hiểu rõ các nguyên nhân sau đây sẽ giúp người lớn tìm ra cách giáo dục hiệu quả hơn, tránh làm con thêm bướng bỉnh và ngoan dần:

nguyên nhân trẻ 2 - 3 tuổi bướng bỉnh
Trẻ chống đối người lớn vì chưa đủ trưởng thành và không có ai làm gương tích cực
  • Trẻ chưa đủ trưởng thành để hiểu lý do đằng sau các quy tắc nên học theo điều bạn bè, anh chị em làm
  • Cha mẹ giao tiếp hay quát mắng khiến trẻ thấy áp lực và phản kháng lại
  • So sánh trẻ với người khác khiến con tổn thương và trở nên bướng bỉnh để giải tỏa
  • Thiếu người làm gương tích cực nên sẽ bắt chước sự bướng bỉnh từ người thân, bạn bè xung quanh
  • Trẻ muốn khẳng định bản thân và thể hiện sự chống đối khi bị kiểm soát quá nhiều
  • Mong muốn được coi như “người lớn”, tự quyết định mọi thứ nhưng còn quá nhỏ để làm theo ý mình
  • Không có nhiều khả năng tự thực hiện công việc mong muốn khiến trẻ dễ cáu gắt, tức giận

Mách mẹ cách dạy trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh vào nề nếp

Việc trẻ từ chối làm theo yêu cầu, thậm chí chống đối không phải do con “hư” mà là dấu hiệu cho thấy khả năng tư duy và nhận thức đang phát triển. Do đó, cha mẹ cần tìm ra và áp dụng ngay những phương pháp dạy dỗ dưới đây để giúp con vào nề nếp mà không làm mất đi sự tự tin, sáng tạo:

1. Cho con quyền tự quyết trong vài trường hợp

Với trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh, việc cho con quyền tự quyết trong một số trường hợp nhất định giúp bé thấy mình được tôn trọng và khuyến khích độc lập. Cha mẹ để trẻ chọn lựa giữa hai món đồ ăn, lựa chọn trang phục cho mình,… Những quyết định nhỏ như vậy làm con giảm được tình trạng không nghe lời và vẫn có quyền kiểm soát trong giới hạn.

Cách dạy trẻ 2 - 3 tuổi bướng bỉnh
Trẻ nên có quyền tự quyết trong giới hạn để biết lựa chọn đúng đắn về sau

Tự quyết không đồng nghĩa với việc bỏ qua quyền kiểm soát của cha mẹ. Phụ huynh nên đặt ra giới hạn rõ ràng và chỉ cho phép tự quyết trong phạm vi đó. Chẳng hạn cho phép trẻ tự chọn màu áo nhưng vẫn đảm bảo trang phục phù hợp với thời tiết. Nó giúp con học cách đưa ra lựa chọn đúng đắn trong khuôn khổ đã được định sẵn, đồng thời được tự do mà không làm mất đi trật tự trong gia đình.

2. Khen ngợi đúng lúc

Trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ, tuân theo một quy tắc thì phụ huynh hãy ngay lập tức khen ngợi để trẻ biết hành vi của mình được đánh giá cao. Chẳng hạn, nếu bé giúp dọn đồ sau khi chơi, cha mẹ nên khen ngợi như “Mẹ rất tự hào vì con đã dọn dẹp đồ chơi thật tốt.” Câu nói này sẽ tạo động lực cho trẻ và còn củng cố những hành vi tích cực khác.

Khen ngợi không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn kèm theo cử chỉ ôm hôn, vỗ vai. Tuy nhiên, cha mẹ cần đảm bảo rằng lời khen là chân thành, tránh khen ngợi một cách chung chung như “Giỏi lắm!”. Việc mô tả rõ hành động mà mình đánh giá cao giúp trẻ hiểu rõ lý do mình được khen và khuyến khích tiếp tục hành vi tốt trong tương lai.

3. Đặt ra giới hạn, quy tắc

Đặt ra giới hạn và quy tắc rõ ràng là cách cho con bướng bỉnh hiểu được thứ được phép và không được phép. Cha mẹ nên xác định nguyên tắc cơ bản trong gia đình và thực hiện nhất quán. Quy tắc không được đánh đập người lớn, không được chơi đồ vật nguy hiểm khi được đặt ra cần phải giải thích đơn giản để con dễ hiểu.

Nếu con vi phạm quy tắc, cha mẹ cần kiên định thực hiện các biện pháp kỷ luật nhẹ nhưng nhất quán. Nó giúp bé biết rằng có những ranh giới không thể vượt qua và biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đồng thời, duy trì áp dụng quy tắc nhất quán sẽ tạo ra môi trường ổn định cho con thoải mái giảm bớt tình trạng bướng bỉnh.

dạy trẻ 2 - 3 tuổi bướng bỉnh
Quy tắc trong gia đình cần được đặt ra để trẻ biết những điều nên và không nên làm

4. Không tranh cãi với nhau

Tránh tranh cãi với trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh để con thấy mình không bị đe dọa, không được lắng nghe. Cha mẹ nhất định phải giữ bình tĩnh và tìm cách giao tiếp hiệu quả hơn khi trẻ cố gắng chống đối. Hãy lắng nghe cảm xúc của bé và trả lời nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.

Không tranh cãi với nhau là để con hiểu được giới hạn mà không thấy bị áp lực, ép buộc. Cha mẹ có thể dùng ngôn ngữ tích cực để giải thích lý do tại sao hành động nào đó không được phép và đề xuất lựa chọn thay thế hợp lý. Chúng làm con trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giảm bớt hành vi bướng bỉnh.

5. Khuyến khích hành vi tích cực ở con

Trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh có thể thực hiện mọi thứ đúng đắn khi được khuyến khích hành vi tích cực. Người lớn nên xác định và ghi nhận hành vi tốt mà con thể hiện hàng ngày như chia sẻ đồ chơi, giúp đỡ công việc nhà, tuân theo quy tắc sinh hoạt,…. Khi đó, hãy khen ngợi và động viên ngay lập tức để tạo động lực tiếp tục những hành vi tốt này.

Việc khuyến khích có thể được thực hiện thông qua lời nói, cử chỉ, phần thưởng nhỏ. Nếu các bé hoàn thành việc tự mình mặc quần áo, cha mẹ có thể nói: “Con đã mặc quần áo rất giỏi rồi, mẹ rất tự hào về con”. Những lời khích lệ như vậy làm tăng lòng tự trọng và giúp trẻ nhận ra giá trị của việc làm đúng, bớt bướng bỉnh và gia đình thêm gắn kết.

6. Chỉ ra cách thỏa hiệp

Chỉ ra cách thỏa hiệp là một phương pháp hữu ích để xử lý trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh mà không làm mất đi sự kiên định của cha mẹ. Việc con muốn điều gì đó nhưng cha mẹ không thể đáp ứng ngay lập tức, hãy tìm cách thỏa hiệp bằng cách đề xuất lựa chọn hợp lý. Ví dụ, nếu trẻ muốn chơi điện tử quá lâu, cha mẹ có thể đề nghị: “Con có thể chơi thêm 15 phút sau khi mẹ dọn dẹp đồ chơi nhé.”

Cách dạy trẻ 2 - 3 tuổi nghe lời
Thỏa hiệp dạy cho trẻ cách đưa ra giải pháp sáng tạo trong mọi hoàn cảnh

Thỏa hiệp đã dạy trẻ thấy mình được lắng nghe, biết cách đưa ra giải pháp sáng tạo trong các hoàn cảnh khó khăn. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình thỏa hiệp bằng cách hỏi ý kiến của trẻ về cách giải quyết vấn đề. Đây là điều đã cho con biết thế nào là đàm phán, hiểu rằng mọi quyết định đều có 2 phía.

7. Cho phép con phạm sai lầm

Cho phép trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh phạm sai lầm là cách để học hỏi và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Trẻ thử làm điều gì đó và gặp thất bại, cha mẹ nên khuyến khích con thử lại thay vì la mắng. Nếu con làm đổ nước khi tự mình lấy uống, phụ huynh có thể nói: “Con đã cố gắng rất tốt rồi, lần sau mẹ sẽ giúp con nhé” để bé không sợ bị đánh giá khi mắc lỗi.

Tuy nhiên, việc cho phép phạm sai lầm cần được thực hiện trong giới hạn phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ nên giám sát khi con thực hiện hoạt động có nguy cơ sai phạm và hướng dẫn cách khắc phục lỗi lầm. Khi trẻ vẽ, cha mẹ nên đưa giấy và bút chì thay vì cho phép sử dụng sơn gây bẩn. Với cách này, trẻ học được từ những sai lầm mà không gặp phải hậu quả nghiêm trọng để rồi phát triển hết khả năng tự lập.

8. Mềm mỏng nhưng dứt khoát

Trong việc đưa con vào một lối sống nề nếp, mềm mỏng nhưng dứt khoát là cách thể hiện sự yêu thương nhưng vẫn duy trì được tính kỷ luật. Chẳng hạn nếu con không chịu dọn đồ chơi, mẹ có thể giải thích rằng việc này là cần thiết và kiên quyết giữ yêu cầu của mình. Nó làm con thấy mình được thấu hiểu và cùng với sự dứt khoát giúp con hiểu rằng đây là việc quan trọng, không thể bỏ qua.

Cách áp dụng hiệu quả là mẹ dùng giọng nói nhẹ nhàng nhưng kiên định để nhắc nhở trẻ. Tránh nhượng bộ khi con có ý định bướng bỉnh, phản đối vô lý nhưng vẫn giữ thái độ ôn hòa. Nó cho con cảm giác thoải mái nhưng đồng thời, mẹ cũng giữ được quyền kiểm soát và hướng dẫn con đi vào kỷ luật mà không tạo cảm giác áp lực.

9. Phớt lờ yêu cầu vô lý của trẻ

Đôi khi, trẻ có thể đưa ra yêu cầu vô lý như đòi mua đồ chơi mới mỗi lần đi siêu thị, yêu cầu ăn bánh kẹo trước bữa ăn. Phớt lờ đi chúng làm con dần nhận ra rằng không phải lúc nào đòi hỏi của mình cũng được đáp ứng. Nhận thấy mẹ không chú ý đến yêu cầu không hợp lý của mình, trẻ sẽ dần bớt làm điều đó và yêu cầu hợp lý hơn.

biểu hiện trẻ 2 - 3 tuổi bướng bỉnh
Phớt lờ yêu cầu vô lý của con để bé hiểu rằng không phải điều ước nào cùng thành hiện thực

Tuy nhiên, cách phớt lờ cần được áp dụng cẩn thận để tránh làm trẻ tổn thương. Mẹ nên giải thích lý do vì sao không đáp ứng yêu cầu đó thay vì làm con thấy bị phớt lờ hoàn toàn. Khi đó các bé sẽ dần hiểu và thấy rằng yêu cầu của mình được lắng nghe nhưng đồng thời có những giới hạn phải đặt ra để bảo vệ lợi ích và sức khỏe của trẻ.

10. Lắng nghe, thấu hiểu con

Lắng nghe và thấu hiểu là bước đầu để xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ – con cái. Nó còn tạo điều kiện để con càng dễ tiếp nhận lời khuyên. Khi trẻ chia sẻ, mẹ nên tạm dừng công việc, nhìn vào mắt con để lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm với câu chuyện đó. Đó là thứ khiến bé thấy tin tưởng và đồng thời người lớn cũng hiểu rõ hơn nhu cầu và tâm lý của con.

Giao tiếp là con đường 2 chiều và trẻ cũng cần học cách lắng nghe từ việc cha mẹ lắng nghe mình trước. Được lắng nghe làm bé dễ học cách tôn trọng ý kiến của người khác. Qua đó, gia đình có thể cùng nhau xây dựng mối quan hệ tình thân tốt đẹp để con phát triển khả năng hiểu biết xã hội từ nhỏ.

Việc giáo dục trẻ 2 – 3 tuổi bướng bỉnh dần trở nên nhẹ nhàng hơn khi phụ huynh biết cách lắng nghe, đồng cảm và tạo điều kiện cho con phát triển. Có như vậy các bé mới trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, tự tin hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tiểu không tự chủ ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Nguyên nhân trẻ không chịu ngủ và cách xử lý
  • Cách xử lý khi trẻ không chịu đi học, quấy khóc

Nguồn tham khảo:

  • vinmec.com,
  • https://www.rileychildrens.org/connections/how-to-cope-with-a-stubborn-toddler
  • https://montessoriparenting.org/surviving-the-strong-willed-stubborn-child/

Latest from Blog