Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ

7 mins read
Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ

Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ

TUYẾT ANH/VTC News, Theo VTC News 22:30 29/05/2023

Để giúp con có được kỹ năng sống tốt và ứng xử khéo léo trước mọi vấn đề, phụ huynh nên dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận.

  • Cách nuôi dạy con đầy cứng rắn của Viên Vịnh Nghi
  • Mẹ cần tránh thân thiết quá mức khi nuôi dạy con trai
  • Bà mẹ để con trai một mình trong nhà vệ sinh bệnh viện, biết lý do ai cũng khen dạy con khéo

Khi rơi vào những cơn tức giận, cho dù đó là người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có một số hành vi và lời nói không tốt. Do đó, phụ huynh cần phải dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận, để trẻ biết cách kiểm soát bản thân, tạo được ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.

Hít thở sâu

Việc hít thở sâu có khả năng giúp cơ thể lấy lại được bình tĩnh về mặt sinh lý và thúc đẩy tinh thần thả lỏng hơn. Vì vậy, khi trẻ tức giận, bạn có thể gợi ý trẻ hít thở sâu để giúp các con lấy lại được bình tĩnh một cách nhanh chóng và thực hiện tốt những công việc đang dang dở.

Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ - Ảnh 1.

Hít thở sâu sẽ giúp trẻ có thời gian bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc bản thân.

Đi ra ngoài và tập thể dục

Trong trường hợp trẻ bị mất bình tĩnh, việc đi ra ngoài và tập thể dục là một cách làm lý tưởng giúp trẻ lấy lại được tinh thần và kiểm soát hành vi, lời nói của bản thân. Theo nghiên cứu, những trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) khi tập thể dục trong 10 phút sẽ có lợi hơn nhiều so với việc dùng thuốc. Đặc biệt, khi vận động, không nói chuyện từ 5 – 10 phút sẽ đạt được hiểu quả tốt hơn.

Hát hoặc nghe những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng

Phụ huynh nên khuyến khích trẻ hát một bài hát đơn giản hoặc lắng nghe giai điệu nhẹ nhàng nào đó khi đang rơi vào cơn tức giận. Nếu không, bạn có thể thu thập hoặc yêu cầu trẻ tự sưu tầm danh sách những bài hát có âm hưởng vui tươi và khi trẻ tức giận, hãy khuyến khích trẻ lựa chọn một giai điệu bất kỳ trong danh sách đó để lắng nghe.

Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ - Ảnh 2.

Khi mất kiểm soát trẻ rất dễ khóc và có những hành động không mong muốn.

Tìm địa điểm thư giãn

Bạn hãy chuẩn bị sẵn một số địa điểm có thể lấy đó làm nơi lấy lại bình tĩnh và đặt cho địa điểm đó một cái tên mà bạn cảm thấy thích nhất. Đó có thể là ban công, sân thượng, quán café hoặc một góc nhỏ trong công viên. Khi đến những nơi này, bạn có thể đặt thêm một vài vật dụng như sách, tranh vẽ, bút màu… để giúp trẻ thư giãn.

Trước khi thực hiện những hành động trên, phụ huynh cần phải làm gương cho con mình, khi tức giận hãy nói với trẻ: “Cha/mẹ cần phải đến địa điểm thư giãn trong vài phút để lấy lại bình tĩnh”. Trẻ sẽ học được điều này từ bạn.

Đếm chữ số

Khi đang giận dữ, không gian yên tĩnh sẽ giúp ngăn chặn những lời nói và hành động tiêu cực thường xảy ra khi chúng ta mất kiểm soát. Do đó, việc đếm số từ 1 đến 100 sẽ giúp trẻ có một khoảng thời gian lấy lại bình tĩnh khi đang tức giận.

Dành cho nhau những cái ôm

Đây là một điều đơn giản mà bạn có thể làm để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Ôm và xoa dịu trẻ, một cái ôm yêu thương sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh một cách hiệu quả.

Cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận bộc phát bất ngờ - Ảnh 3.

Thay vì phán xét, chỉ trích thì phụ huynh nên dành cho con một cái ôm.

Nghĩ về những điều vui vẻ

Yêu cầu trẻ nghĩ đến những câu chuyện vui vẻ hoặc hình ảnh vui nhộn có thể dạy trẻ kiềm chế cảm xúc. Đồng thời, nụ cười là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu đi những cảm xúc tiêu cực và giúp trẻ vượt qua cảm giác tức giận một cách dễ dàng.

Chia sẻ sự tức giận của bản thân

Việc khuyết khích trẻ diễn đạt bằng lời nói khi tức giận sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn vì những suy nghĩ khó chịu trong lòng đã có người hiểu và chia sẻ cùng mình. Đây cũng là một phương pháp có thể giúp trẻ kiềm chế cảm xúc tốt khi tức giận mà phụ huynh nào cũng nên áp dụng trong quá trình nuôi dạy con.

Nguồn: Tổng hợp

  • bình tĩnh
  • dạy con
  • giáo dục con cái
  • bậc cha mẹ
  • cha mẹ thông thái

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog