Chị gái vô tình làm em nhỏ ngã, thái độ của người mẹ được ngợi khen
Sự tâm lý và tinh tế trong cách dạy của mẹ sẽ giúp con hình thành tính cách tốt trong tương lai.
- Chẳng những nổi tiếng chiều vợ, Trường Giang còn chăm con siêu khéo: Nhìn thái độ của bé Destiny với ba là đủ hiểu
- Con giỏi giang nhưng không thành công, cha mẹ cần xem lại thái độ hàng ngày
- Nữ sinh gây phẫn nộ vì hành động phản cảm trên taxi, thái độ sau đó với tài xế càng đáng bất bình hơn
Con chính là tài sản vô giá của tất cả các bậc phụ huynh. Sinh con ra đã là cả một quá trình vất vả, nhưng làm thế nào để nuôi dạy con khỏe mạnh và nên người lại là hành trình không kém phần gian nan. Mỗi gia đình sẽ có phương pháp nuôi con khác nhau phụ thuộc vào quá trình quan sát tính cách của trẻ.
Mới đây, một người mẹ ở Thái Lan đã chia sẻ câu chuyện của gia đình mình khiến nhiều người không khỏi xúc động. Cụ thể, vì mẹ bận việc nên 3 chị em tự trông nhau. Trong khi đang chơi với em nhỏ, chị gái đã vô tình làm em ngã. Cú ngã mạnh khiến đứa trẻ đau đớn và khóc thét lên.
Ngay lúc này, người chị vội vàng bế em lên, mẹ cũng chạy ra dỗ dành con mình. Lúc này, người chị cả tỏ ra rất lo sợ, liên tục vò đầu bứt tai lo lắng, tự trách bản thân vì bế em không cẩn thận, sợ em sẽ xảy ra chuyện.
Thấy con gái lớn như vậy, người mẹ không hề quát mắng, không hề chỉ trích mà nhẹ nhàng ôm con vào lòng, xoa đầu an ủi đầy ấm áp. Hành động tâm lý của người mẹ khiến ai xem được cũng gật gù đồng tình. Đây mới là một gia đình tuyệt vời, tính cách của con tốt từ nhân phẩm người mẹ.
Cách nuôi dạy những đứa con sống tình cảm và biết yêu thương nhau
1. Cha mẹ phải làm gương
Tình cảm là thứ luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Đối với mỗi người thì cách thể hiện tình cảm sẽ khác nhau. Nhưng đa phần trẻ con thì đều rất vô tư; thường bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách rất đơn giản và trực tiếp. Tình cảm đẹp nhất khi xuất phát từ hai phía! Thế nên để con sống tình cảm thì trước tiên bố mẹ phải truyền cảm hứng cho con bằng những hành động tình cảm.
2. Gia đình cần có thói quen trò chuyện
Tranh thủ những thời gian rảnh mỗi ngày, bố mẹ nên hỏi thăm chuyện các con đi học: Hôm nay học gì? Ăn gì? Có gì vui?…
Trước mỗi giờ đi ngủ bố mẹ nằm cùng để tâm sự với các con. Đôi khi chỉ là dặn con mai phải làm gì? Hoặc con thích gì? Muốn làm gì?… Trò chuyện là cách để bố mẹ và con hiểu nhau hơn.
3. Làm việc, vui chơi cùng nhau
Cha mẹ nên cùng các con vào bếp nấu ăn, cùng nhau dọn dẹp. Khi có thời gian rảnh rỗi có thể cùng nhau đi dạo mỗi tối, xem phim, chơi trò chơi con thích. Khi bố mẹ coi con giống như những người bạn thân, cùng nhau làm những điều mình muốn thì những hoạt động đó sẽ tạo nên sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình.
4. Thể hiện tình cảm bằng những cái ôm, nụ hôn!
Khi có chuyện buồn, chuyện vui hay mỗi lúc muốn thể hiện tình cảm, cái ôm chính là điều kỳ diệu nhất. Ngoài những cái ôm ra thì những câu hỏi thăm quan tâm cũng thật sự cần thiết. Bố mẹ nên để ý tâm trạng của con xem con vui hay buồn và chia sẻ ngay khi con cần.
5. Lắng nghe và cho con quyền quyết định
Cha mẹ nên tôn trọng các con bằng cách tôn trọng sở thích cá nhân, điều con muốn làm. Những việc nằm trong khả năng nên để con tự quyết định. Phụ huynh cũng lắng nghe và hỏi ý kiến của con: Con muốn ăn gì? Thích mặc gì? Đó là cách để tập cho con biết đưa ra quyết định trong mọi trường hợp.
6. Không gian sống tích cực và vui vẻ
Một môi trường sống lành mạnh, bố mẹ luôn vui vẻ, ngôi nhà có nhiều tiếng cười sẽ giúp những đứa trẻ vui tươi và hồn nhiên. Thông thường con cái sẽ là bản sao của cha mẹ! Thế nên, để có những bản sao tốt thì “bản chính” cũng phải rèn luyện thật nhiều. Bản thân bố mẹ cũng phải cố gắng sống tích cực để truyền cảm hứng đến các con.
7. Làm trọng tài công tâm khi các con mâu thuẫn
Khi các con mâu thuẫn, bố mẹ nên để từng bạn trình bày sự việc. Khi đã lắng nghe câu chuyện từ các con, người lớn có nhiệm vụ phân tích đúng sai. Để các con tự nhận lỗi và xin lỗi nhau. Có những mâu thuẫn nhỏ, phụ huynh không nên tham gia phân xử mà để cho anh cả thay mẹ làm “trọng tài”. Anh cũng sẽ phân tích cho các em hiểu vấn đề và hòa giải các em khỏi mâu thuẫn.
8. Dạy con nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng hoàn cảnh
Trong quá trình giáo dục, cha mẹ nên hướng các con tới sự yêu thương người thân, bạn bè, hàng xóm. Luôn nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần thiết. Các con đều phải biết ghi nhớ sự giúp đỡ của người khác và khi cần cũng phải biết chia sẻ. Những đứa trẻ khi đã học được sự yêu thương thì trong môi trường giữa người với người, người với con vật, chúng sẽ có cách thể hiện tình cảm yêu thương theo một cách rất bản năng, tự nhiên chứ không cần phải rập khuôn theo công thức nào cả.