Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay nguy hiểm?

13 mins read
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay nguy hiểm?

1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thông thường diễn ra khoảng 28 ngày một lần, nhưng một số phụ nữ có chu kỳ 21 ngày một lần, trong khi những phụ nữ khác có chu kỳ cách nhau 35 ngày.

Tại phòng khám, H.Ninh, 21 tuổi (ở Long Biên, Hà Nội) cho biết, khi thấy nhiều bạn gái khác có ngày kinh thường dài hơn mình, Ninh lo lắng vì mới đây ngày kinh chỉ 2 ngày là sạch. 

Còn T.Dương, 26 tuổi (ở Kim Mã, Ba Đình) thì cho biết, trước đây có ngày kinh kéo dài 5 ngày, ngày kinh tháng này chỉ 2,5 ngày là hết.

Theo Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sẩn Trung ương, kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ khác nhau nhưng hầu hết có thời gian kéo dài khoảng ba đến năm ngày mỗi tháng. Nhưng cũng có nhiều người chỉ kéo dài hai ngày, hoặc kéo dài trong bảy ngày, điều này cũng được coi là bình thường.

Tuy nhiên, nếu trước trước đây thời gian kinh nguyệt thường kéo dài vài ngày nhưng đến nay đột nhiên ngắn lại, thì đó có thể là do nhiều nguyên nhân cần theo dõi.

2. Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm? - Ảnh 2.

Thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết, thời gian kinh nguyệt ngắn và ra máu ít có nhiều nguyên nhân. Nếu thời gian kéo dài hai hay ba ngày từ tháng này qua tháng khác, thì đó là quy luật nhưng bỗng nhiên thay đổi quy luật, ngắn ngày hơn thì do nhiều nguyên nhân:

2.1 Mang thai

Ở trường hợp H.Ninh sau khám và test nước tiểu, bác sĩ đã cho biết H.Ninh đã mang thai, bác sĩ Tuấn Anh giải thích, mang thai là lý do khiến kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, chảy máu làm tổ có thể xảy ra. Loại chảy máu này thường nhẹ hơn so với thời kỳ thông thường, thường kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ và có màu hồng nhạt đến nâu sẫm.

Chảy máu do mang thai thường xảy ra khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có hiện tượng này. Chảy máu do mang thai chỉ xảy ra ở khoảng 15 – 25% các trường hợp mang thai.

2.2 Thai ngoài tử cung

Trường hợp của T.Dương sau khi được khám và siêu âm, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân ngày kinh bỗng nhiên ngắn và ít kinh là do mang thai nhưng mang thai ngoài tử cung. 

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc cổ tử cung thay vì tử cung. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo kèm theo đau vùng chậu. Nếu trứng đã thụ tinh tiếp tục phát triển trong ống dẫn trứng khiến ống bị vỡ dẫn đến chảy máu trong bụng. Cần đến ngay cơ sở y tế nếu gặp các triệu chứng của thai ngoài tử cung, như:

  • Đau bụng hoặc vùng chậu dữ dội, thường ở một bên
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Áp lực trực tràng

2.3 Sảy thai

Sảy thai gây ra chảy máu dễ bị nhầm lẫn chảy máu kinh nguyệt. Nhiều phụ nữ không biết rằng họ đang bị sảy thai vì không biết mình đang mang thai.

Chảy máu có thể là ít hoặc nhiều va thời gian cùng lượng máu chảy ra sẽ phụ thuộc vào độ dài của thai kỳ. Các triệu chứng sảy thai khác như chuột rút, đau bụng hoặc đau vùng chậu, đau lưng.

2.4 Cho con bú

Cho con bú có thể gây ra hiện tượng chậm kinh, nhẹ hơn hoặc rút ngắn thời gian. Prolactin, một loại hormone giúp tạo sữa mẹ, cũng ngăn ngừa kinh nguyệt xảy ra… Hầu hết phụ nữ cho con bú sẽ có kinh trở lại vào khoảng 9 đến 18 tháng sau khi sinh con.

2.5 Kiểm soát sinh sản và các loại thuốc khác

Thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc tiêm tránh thai cũng như vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) cũng thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và ít hơn.

Các hormone trong thuốc tránh thai có thể làm mỏng niêm mạc tử cung. Điều này làm nhẹ và rút ngắn những ngày kinh. Phụ nữ dùng thuốc chỉ chứa progestin bị chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt.

Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tần suất, độ dài hoặc dòng chảy của kỳ kinh nguyệt bao gồm:

  • Chất làm loãng máu
  • Thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống trầm cảm
  • Các loại thảo mộc, chẳng hạn như nhân sâm
  • Tamoxifen (một loại thuốc dùng để điều trị một số loại ung thư vú)

2.6 Yếu tố lối sống

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm? - Ảnh 4.

Nếu bị căng thẳng nghiêm trọng có chu kỳ không đều, ngắn hơn, ít hơn bình thường hoặc không có kinh nguyệt.

Rất nhiều yếu tố lối sống khác nhau có thể ảnh hưởng đến thời gian của kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả những thay đổi trong thói quen hàng ngày.

– Stress: Mức độ căng thẳng cao gây ảnh hưởng đến nội tiết tố. Điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị căng thẳng nghiêm trọng có chu kỳ không đều, ngắn hơn, ít hơn bình thường hoặc không có kinh nguyệt. Thời gian kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng giảm xuống.

– Giảm cân quá nhiều: Giảm cân nhiều cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều. Rối loạn ăn uống, như chứng chán ăn tâm thần hoặc chứng cuồng ăn khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn.

– Tập thể dục quá mức: Hoạt động thể chất quá mức có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt.

Nếu không cân bằng lượng năng lượng đốt cháy với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để giữ cho tất cả các hệ thống trong cơ thể hoạt động. Vì vậy, nó sẽ bắt đầu chuyển năng lượng ra khỏi một số chức năng, như sinh sản. Do đó, vùng dưới đồi – một vùng trong não làm chậm hoặc ngừng giải phóng các hormone kiểm soát sự rụng trứng.

2.7 Một số bệnh khác

Một số bệnh làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng gây ra thời gian ngắn hơn bình thường:

Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone này, chu kỳ trở nên không đều và đôi khi ngắn hơn bình thường.

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại rối loạn mắc phải. Nhưng các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Khó ngủ, hoặc cảm thấy rất mệt mỏi
  • Nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường

Hội chứng buồng trứng đa nang

Với hội chứng buồng trứng đa nang, cơ thể sản xuất nhiều hormone nam hơn bình thường. Loại mất cân bằng nội tiết tố này có thể ngăn quá trình rụng trứng xảy ra gay ra kỳ kinh nhẹ hơn và ngắn hơn nhiều, hoặc hoàn toàn không có kinh. Các triệu chứng khác của buồng trứng đa nang bao gồm:

  • Lông mặt quá nhiều
  • Mệt mỏi
  • Giọng trầm hơn
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Khô vùng âm đạo

Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là một loại nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Nhiễm trùng này thường lây truyền qua quan hệ tình dục gây ra kinh nguyệt không đều, nhưng chúng thường nặng hơn, kéo dài hơn hoặc đau hơn.

Các ảnh hưởng khác

Các ảnh hưởng ít phổ biến hơn có thể gây ra thời gian không đều hoặc ngắn hơn bao gồm:

  • Hẹp cổ tử cung
  • Suy buồng trứng sớm, còn được gọi là mãn kinh sớm
  • Hội chứng Asherman, gây ra bởi mô sẹo hoặc dính bên trong tử cung hoặc cổ tử cung
  • Thiếu máu
  • Rối loạn tuyến yên
  • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung

Tuổi tác

Trẻ gái bước qua tuổi dậy thì thường có kinh nguyệt không đều trong vài năm đầu tiên sau khi bắt đầu hành kinh.

Một thời điểm khác mà kinh nguyệt không đều là trong thời kỳ tiền mãn kinh. Điều này xảy ra khá nhiều năm trước khi mãn kinh. Phụ nữ thường bước vào thời kỳ tiền mãn kinh từ 8 đến 10 năm trước thời kỳ mãn kinh, nghĩa là nó có thể xảy ra ở độ tuổi 30 hoặc 40. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bắt đầu giảm gây ra kinh nguyệt không đều.

Ra máu chỉ trong một hoặc hai ngày có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác xảy ra. Nếu lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn và tìm nguyên nhân gây ra sự thay đổi và cần điều trị.

3. Khi nào chu kỳ kinh nguyệt ngắn cần đi khám?

Bác sĩ Tuấn Anh lưu ý, nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngắn đột ngột và không giống các kỳ kinh nguyệt trước, phụ nữ nên đi khám. Các vấn đề về nội tiết tố bắt nguồn từ tuyến yên và vùng dưới đồi (có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng), rối loạn chức năng tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang chỉ là một số tình trạng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. 

Thông thường những tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác, do đó việc theo dõi chu kỳ bằng cách viết nhật ký hoặc đánh dấu vào lịch nếu lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn sẽ có thông tin chính xác nhất để cung cấp cho bác sĩ biết, giúp thuận lợi trong tìm nguyên nhân khiến kinh nguyệt không bình thường.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mẹ bầu nên uống và nên tránh nước gì khi mang thai? 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog