Mỗi đứa trẻ đều có một tính cách khác nhau, nguyên nhân hình thành nên tính cách của trẻ thường liên quan đến di truyền và thói quen ứng xử hàng ngày của cha mẹ. Những bậc cha mẹ thành công là những người có phương pháp giáo dục phù hợp với con ngay từ nhỏ. Nhờ đó mà có thể nuôi dưỡng những nhân cách ưu tú của trẻ, kịp thời điều chỉnh những sai lệch nhân cách và đưa ra những biện pháp phù hợp cho trẻ khôn lớn lành mạnh.
Đừng đợi đến khi trẻ lớn hơn, tiếp xúc với nhiều người và sự vật xung quanh hơn thì chắc chắn sẽ càng khó uốn nắn. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua việc kỷ luật sớm, dẫn đến sự thay đổi tính cách khác nhau ở trẻ. Nếu dạy sai cách, có trẻ trở nên nổi loạn và bướng bỉnh. khó kỷ luật. Cha mẹ có thể cho rằng tính khí, nhân cách của con sẽ cải thiện theo thời gian, nhưng khi con thể hiện 3 hành vi sau đây thì cha mẹ nên can thiệp kịp thời, nếu không, khi lớn lên, trẻ sẽ thiếu đi những giá trị gia đình và dễ có hành vi không phù hợp:
Không biết ơn cha mẹ
Có những đứa trẻ lớn lên trong sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, theo thời gian, chúng sẽ coi tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ là điều đương nhiên. Trưởng thành rồi, chúng sẽ tiếp tục đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau với người lớn, không bao giờ quan tâm đến việc cha mẹ có mệt mỏi hay không, có cần được chăm sóc hay không.
Nếu con có biểu hiện ích kỷ với cha mẹ, không bao giờ quan tâm đến họ, không biết ơn cách cư xử của cha mẹ thì cha mẹ nên kỷ luật, giáo dục kịp thời để con hiểu được sự vất vả, khó khăn của người lớn. Nếu không thì khi con cái lớn lên vẫn sẽ mãi ỷ lại vào cha mẹ nhưng chỉ nghĩ đến cảm xúc của mình, thậm chí bất hiếu.
Thích trốn tránh trách nhiệm khi mắc lỗi
Một số trẻ sau khi mắc sai lầm sẽ thừa nhận lỗi lầm, nhưng có trẻ đổ lỗi cho cha mẹ hay người xung quanh về nguyên nhân gây ra lỗi đó. Ví dụ, có trẻ phàn nàn rằng cha mẹ không cảnh báo chúng không được làm điều này. Trong tiềm thức của chúng, chúng thực sự nghĩ rằng mình không sai mà chỉ là do hoàn cảnh ép buộc mà thôi.
Loại trẻ này sẽ luôn tìm đủ mọi lý do để bào chữa. Nếu cha mẹ cứ phớt lờ, sau này đứa trẻ sẽ càng trở nên vô kỷ luật hơn, bởi vì chúng không thực sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của sai lầm, chúng chỉ biết rằng dù có mắc lỗi gì đi chăng nữa thì cũng tại người khác. Khi lớn lên, những người này cũng sẽ không nghe lời cha mẹ chứ đừng nói đến việc hiếu thảo.
Không có kiên nhẫn và thấy bố mẹ phiền phức
Có những đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu kiên nhẫn, dù cha mẹ có dạy hay nói gì thì chúng cũng sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có khi còn cãi lại.
Cha mẹ của những đứa trẻ như vậy phải giải quyết vấn đề của con mình dưới góc độ an ủi, đồng hành về mặt tâm lý. Việc ép buộc giảng dạy sẽ chỉ khiến những đứa trẻ có tính cách thu mình càng thêm ghét bỏ cha mẹ. Nếu không xử lý đúng cách, con cái sẽ có cảm xúc tiêu cực đối với cha mẹ, lớn lên cũng có nhiều oán hận, không nghe lời cha mẹ, huống chi là nghĩ đến tình cảm của cha mẹ.