1. Đồng cảm và thấu hiểu con
Người lớn luôn cho rằng bản thân đúng nhưng trẻ nhỏ thì không nghĩ vậy. Có nhiều điều trẻ cảm thấy là đúng nhưng không ngờ lại gây ra hậu quả lớn. Trước tình huống ấy, hầu hết các bậc phụ huynh đều quát mắng con. Nhưng đây là phương pháp chỉ có tác dụng nhất thời, không giúp trẻ hiểu ra được lỗi sai.
Vì thế, sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ lặp lại hành vi tương tự. Để giải quyết vấn đề, bố mẹ nên xem xét lại sự việc dựa trên suy nghĩ, quan điểm của con. Bố mẹ cần hiểu được nội tâm của con mới có thể định hướng và có phương pháp giáo dục chính xác. Từ đó, con cũng kính trọng, gần gũi và sẵn sàng chia sẻ với bố mẹ mọi điều.
2. Làm bạn với con
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, khoảng cách giữa bố mẹ và con cái rất xa nhau, cần thiết lập tôn ti trật tự nghiêm ngặt. Con cái phải luôn nghe lời, nếu không sẽ bị quát mắng. Điều này có phần áp đặt, khiến nhiều đứa trẻ bực bội, khó chịu trong lòng khi không được nói lên quan điểm của bản thân.
Nếu muốn trở thành những ông bố bà mẹ tốt, tâm lý với con thì bố mẹ nên chọn cách làm bạn với con. Hãy gần gũi, thân thiết, sẵn sàng lắng nghe tâm sự của con. Như vậy, trẻ sẽ tin tưởng và sẵn sàng nhờ bố mẹ hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
3. Đừng nói chuyện dài dòng, chỉ nói ngắn gọn
Chẳng hạn như khi thấy con chơi xong nhưng không chịu dọn dẹp, nhiều bà mẹ thường cằn nhằn: “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, con chơi xong thì phải cất đi chứ. Vừa nãy con nói lát nữa sẽ dọn, sao giờ đồ chơi vẫn còn nguyên trên sàn vậy? Bao giờ con định dọn đống đồ chơi của mình?”.
Việc nói nhiều khiến cả trẻ lẫn người lớn đều mệt. Trong trường hợp này, người mẹ chỉ cần mô tả đống đồ chơi bừa bộn, đứa trẻ sẽ tự biết phải làm gì tiếp theo.
Trẻ thường ghét bị cằn nhằn, nhắc nhở nhiều. Vì não bộ của chúng còn non nớt, không thể nhớ hết những điều bố mẹ nói. Lâu ngày, tai trẻ sẽ chủ động chặn lại những câu ấy. Vì thế, bố mẹ nên học cách nói ngắn gọn, nhắc nhở có chọn lọc sẽ giúp trẻ nhớ vấn đề lâu.
4. Nói về các giải pháp trong tương lai
Nếu bố mẹ chỉ phê bình khi con mắc lỗi mà không chỉ ra lỗi sai thì lần sau, con sẽ có nguy cơ tái phạm. Con lặp lại lỗi không phải vì ngang bướng, không chịu nghe lời mà vì con không hiểu bản thân mình đang sai ở đâu.
Vì thế, khi thấy con mắc lỗi, bố mẹ nên ngừng quát mắng và có cách xử lý khoa học hơn. Hãy chỉ ra cho con lỗi sai và hướng dẫn con cách khắc phục vấn đề. Như vậy, trẻ sẽ hiểu ra và không tái phạm nữa.
Đằng sau một đứa trẻ xuất sắc là một người cố vấn cuộc sống tuyệt vời. Bố mẹ – với tư cách là người thầy đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của con. Con đường mà một đứa trẻ sẽ đi trong tương lai phần nhiều chịu ảnh hưởng từ bố mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy trở thành người đưa ra định hướng đúng đắn, phù hợp.
Tham khảo các khóa học do nuoidaytre.vn chọn lọc trên nền tảng Unica
Click vào link dưới để được nhận ưu đãi hơn 40% giá trị khóa học
Khóa học: Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Khóa học: Cha mẹ học con thành tài
Khóa học: Toán Soroban – tính siêu tốc cộng, trừ, nhân, chia cho bé từ 4-12 tuổi
Khóa học: Thai giáo – Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Khóa học: 19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài
Khóa học: Chiến lược dạy trẻ tự kỷ hồi phục
Khóa học: Phát triển toàn diện cho trẻ 0 – 6 tuổi
Khóa học: Giúp con định hướng cuộc đời
Khóa học: Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ
Khóa học: Bí kíp giáo dục giới tính cho trẻ
Khóa học: Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội
Khóa học: 21 chiến lược xây dựng nhân cách con trẻ