Đây là kiểu ông bố có thể giúp con cái có một tương lai hứa hẹn: Xem thử bạn có thuộc tuýp này hay không!
“Định luật bọ chét” áp dụng trong quan hệ gia đình, bạn sẽ thấy đứa con chính là con bọ chét, còn cha là hũ thủy tinh. Ông bố nghĩ xa trông rộng sẽ cho con cơ hội phát triển không giới hạn.
- Nuôi dạy 6 con đỗ đại học top đầu thế giới, tên tuổi lẫy lừng, dấn thân vào giới thượng lưu, ông bố có 3 bí quyết “nhỏ nhưng có võ”
- Lý do con cái trở nên tự ti, mặc cảm, tương lai khó thành công đến từ 2 hành vi mà các ông bố ít khi nhận ra
- Chuyện gì dễ xảy ra với một cô gái thiếu thốn tình cha từ nhỏ? Sự thật khiến các ông bố không còn đùn đẩy việc nuôi dạy con cho vợ
Các nhà sinh vật học đã làm một thí nghiệm thú vị về con bọ chét. Người ta đặt chúng vào trong một cái hũ thủy tinh cao khoảng 5cm, với sức nhảy bình thường của bọ chét, chúng có thể nhảy qua miệng hũ với độ cao gấp 4 lần. Tuy nhiên người ta đã đậy lên miệng hũ một chiếc nắp.
Ban đầu bọ chét liên tục đụng đầu với những cú nhảy cao, nhưng dần dần chúng giảm xuống, rồi đến một thời gian thì chúng tự điều chỉnh cú nhảy thấp dần. Và thật ngạc nhiên, khi người ta bỏ chiếc nắp ra khỏi hũ thì bọ chét vẫn không thể nào nhảy ra khỏi miệng, dẫu độ cao đó chỉ bằng 1/5 độ cao mà nó có thể đạt được. Hạn chế của lớp kính che đã khắc sâu trong tiềm thức bọ chét. Nó chết không phải do không có khả năng nhảy cao, mà là không có dũng khí để nhảy lên cao nữa.
“Định luật bọ chét” cho chúng ta biết một sự thật rất đơn giản: Chỉ có một loại thất bại trong cuộc sống, đó là sự tự giới hạn bản thân. Nhiều người sẽ chọn cách thu mình lại khi gặp một số khó khăn, và một số người thích ở trong vùng an toàn mà không dám thử thách những điều chưa biết.
Áp dụng trong quan hệ gia đình, bạn sẽ thấy đứa con có thể ví như con bọ chét, còn người cha – trụ cột trong gia đình như chiếc hũ thủy tinh. Ông bố nghĩ xa trông rộng cho con cơ hội phát triển không giới hạn. Ngược lại, nếu họ quá nguyên tắc, kìm hãm sự phát triển của con thì sẽ có lúc con nghĩ năng lực của mình chỉ tới đó, không có động lực phát triển.
Người cha khoan dung và người cha kiểm soát
Khi còn nhỏ, cựu tổng thống George Washington (Mỹ) sống với cha mình trong một trang trại ở Virginia. Cậu bé Washington ngày ấy thường theo cha đi cưỡi ngựa và làm công việc đồng áng. Có rất nhiều cây ăn quả trong trang trại, nhiều nhất là cây anh đào.
Mùa xuân đã đến, những cây anh đào nở rộ. Cha của Washington đưa cho cậu một cái rìu, nói rằng con có thể sửa chữa hàng rào hoặc một cái gì đó. Nhưng Washington đã quay lại và đốn hạ cây anh đào. Khi người cha nhìn thấy cái cây đổ, ông đã rất tức giận và hỏi ai đã làm điều đó. Washington đứng dậy run rẩy thừa nhận sai lầm của mình. Người cha nói: “Con trai, cha mừng là con đã không nói dối”. Nhiều năm sau, Washington trở thành Tổng thống, và người cha rất đỗi tự hào.
Niels Henrik David Bohr là nhà vật lý học người Đan Mạch. Khi còn rất nhỏ cậu bé này rất tò mò về thế giới và thường hỏi cha mình rất nhiều câu hỏi thú vị. Một lần cậu tháo dỡ một trong những chiếc xe đạp của gia đình, sau đó, lo lắng đến mức toát mồ hôi tay chân vì không lắp lại được. Người cha biết chuyện, bình tĩnh nói với con: “Bố tin rằng con sẽ lắp ráp được nó, hãy nhớ lại quá trình tháo nó ra”.
Được sự động viên của bố, cuối cùng Bohr đã lắp ráp được chiếc xe đạp. Cậu thật may mắn vì sự tò mò của mình được cha cổ vũ và sự ham thích khám phá được cha khuyến khích, tuy nhiên, một số bậc cha mẹ thường không dễ nhìn thấy tiềm năng của con cái mình.
Nhiều người cha đã thiết kế sẵn một con đường cho con cái, nếu những đứa trẻ đi chệch khỏi đường ray, chúng phải bị kéo lại. Không được làm những việc không liên quan đến ngành học; không được tùy ý chọn ngành; không được phát triển sở thích “vô bổ”… Sự nghiêm khắc của người cha đã trở thành một khung cố định cho đứa trẻ, tương tự như tấm kính che trên đầu con bọ chét.
Sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái thường là do không tin tưởng và họ không nghĩ rằng con cái có khả năng chịu trách nhiệm về bản thân. Trên thực tế, người lớn đã không cho trẻ cơ hội để chứng tỏ năng lực của mình, lâu dần trẻ thực sự mất đi khả năng chịu trách nhiệm với bản thân.
Những đứa trẻ bị kiểm soát quá mức có xu hướng ngoan ngoãn hơn, hiểu chuyện hơn, quan tâm đến cha mẹ hơn, không gây khó dễ cho họ. Nhưng trong quá trình lớn lên, chúng rất ít khi dũng cảm bứt phá, chúng chỉ chạm đến ranh giới an toàn vì đã bị “giam cầm” quá lâu.
Đứa trẻ như vậy sau khi lớn lên sẽ khó có được sự tự tin, bởi vì nó luôn tìm kiếm sự tán thành của người khác và dựa vào sự đánh giá của người khác, một khi bị người khác phủ nhận, nó sẽ cảm thấy bị đả kích nặng nề.
Ngược lại, người cha không đặt ra giới hạn cho con cái, bề ngoài thì có vẻ dửng dưng, nhưng thực ra đang trìu mến quan sát từ phía sau. Họ dùng những hành động tích cực để hướng năng lượng tích cực.
Nhà hùng biện nổi tiếng của Trung Quốc Ke Huzhe – một người không có chân nhưng đã nói rất tự tin: “Không phải cơ thể của chúng ta sai, mà là chúng ta đặt ra những giới hạn cho cuộc sống của mình, do đó hạn chế tầm nhìn và không nhìn thấy những khả năng tiềm tàng”.
Cuộc sống không bao giờ có một khuôn mẫu cố định, và có muôn ngàn cách để sống, phấn đấu. Ngay cả trong những hố sâu của cuộc đời, hãy nói với con cái của bạn rằng nên học cách nhìn lên bầu trời và ước mơ về không gian vô tận. Người cha dám “phá vỡ” một con đường khuôn mẫu, con cái dám thử thách những lựa chọn khác; người cha khuyến khích, và đứa trẻ tự tin hơn; người cha gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, và đứa trẻ có thêm nhiều thuận lợi.
Tóm lại, cha mẹ chúng ta nên khám phá sở thích và sở trường của con mình, đối xử với chúng bằng tấm lòng yêu thương, cởi mở, khai thác tiềm năng của chúng một cách hợp lý. Chúng ta cần cho trẻ nhiều không gian hơn để phát triển tự do và nhiều thời gian hơn để kiên nhẫn chờ đợi. Hãy để trẻ leo trèo nếu trẻ có thể leo và hãy để trẻ nhảy múa vì vui sướng nếu trẻ có thể nhảy. Đừng quá áp đặt, đừng ham kiểm soát.