Đồ ăn trong nhà mất bất thường, bố theo dõi thì phát hiện ra bí mật của con trai: Mất đồ nhưng lại tự hào!

6 mins read
Đồ ăn trong nhà mất bất thường, bố theo dõi thì phát hiện ra bí mật của con trai: Mất đồ nhưng lại tự hào!

Một câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc đang khiến các bậc cha mẹ bình luận rôm rả. Gần đây, anh Lý phát hiện gia đình mình có một số điều bất thường. Đồ ăn trong nhà thường bị ít đi một cách khó hiểu. Chẳng nhẽ trong nhà anh lại có trộm? Vậy thì tại sao tên trộm này không ăn cắp đồ đạc có giá trị mà lại chỉ lấy thực phẩm?

Anh Lý cảm thấy rất khả nghi nên quyết tâm rình bằng được để xem kẻ trộm là ai. Hôm đó, sau khi hấp xong mẻ bánh bao, anh đã trốn vào một góc, chờ xem có ai khả nghi không. Chẳng ngờ, lát sau cậu con trai 3 tuổi của anh lại xuất hiện trong bếp và lén lấy một chiếc bánh bao đi!

Sao con trai anh lại lấy trộm bánh bao mang ra ngoài? Có điều gì vậy nhỉ? Cảm thấy sự việc không bình thường nên anh đã lén đi theo con để tìm hiểu sự việc. Thật bất ngờ, đứa trẻ sau khi đi ra khỏi nhà đã đưa chiếc bánh bao cho người ăn xin đứng ngoài cửa. 

Con trai anh Lý lén lấy bánh bao cho người ăn xin.

Nhìn người ăn xin cắn từng miếng bánh bao, con trai anh Lý nở một nụ cười vui vẻ, trong sáng. Hóa ra, bấy lâu nay con anh thường mang đồ ăn cho những người cơ nhỡ xung quanh nhà. Sự thật khiến anh Lý cảm thấy ấm lòng và tự hào bởi con anh còn nhỏ nhưng đã có lòng nhân hậu như vậy.

Sau khi anh Lý chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội, các bậc cha mẹ khác đã dành cơn mưa lời khen cho hành động quá đỗi ngọt ngào, đáng yêu của con trai anh. 

Hãy dạy con đối xử tốt với những người yếu thế

Bà Lý Mai Cẩn là một giáo sư, chuyên gia rất nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em. Hiện tại, giáo sư Lý đang công tác tại nhiều đơn vị, gồm Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên… Bà thường xuyên tham gia các hội thảo về giáo dục trẻ em và chia sẻ những phương pháp nuôi dạy trẻ khoa học, hiệu quả. Những lời khuyên của giáo sư Lý nhận được nhiều sự đồng tình, ngợi khen của các bậc phụ huynh không chỉ ở Trung Quốc mà còn nhiều nước châu Á khác.

Cách đây không lâu, giáo sư Lý chia sẻ một câu chuyện ôn lại trải nghiệm trưởng thành của mình. Bà cho biết, bản thân là con một, không có anh chị em và thuở nhỏ sống trong khu có nhiều trẻ con. Mẹ bà Lý sợ con gái sẽ bị bắt nạt vì tính cách yếu đuối nên luôn khuyến khích con phải thật mạnh dạn, dũng cảm.

Giáo sư nổi tiếng khuyên: Hãy dạy con bạn đối xử thật tốt với kiểu người này, cuộc đời ắt bình yên, tránh xa được hiểm họa - Ảnh 1.

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

Dưới sự nuôi dạy của mẹ, tính cách thuở nhỏ của giáo sư Lý Mai Cẩn từng khá… hung hăng. Bà chẳng những không bị những đứa trẻ khác bắt nạt mà thi thoảng còn bắt nạt các bạn. Sự việc sau đó bị bố của bà phát hiện ra. Khi ấy, ông Lý đã nghiêm túc nói với con:

“Bố không phản đối việc con trở nên mạnh mẽ. Nhưng có một nguyên tắc, đó là con không được bắt nạt những người yếu hơn mình, những người có hoàn cảnh không tốt bằng chúng ta. Bởi vì cuộc sống của họ vốn đã không dễ dàng. Việc con bắt nạt họ là “vô đạo đức”.

Kể từ ấy, bà Lý Mai Cẩn luôn đối xử tử tế với những người yếu thế, có cuộc sống không tốt bằng mình. Bà cũng lấy đó làm nguyên tắc sống và kiên quyết tuân theo.

Một ngày nọ, có ông lão thu gom phế liệu vô tình làm hư hỏng xe của bà khi kéo chiếc xe chở đầy thùng các tông đi qua. Sau khi nhìn thấy khuôn mặt sợ hãi của ông lão, giáo sư Lý chẳng những không bắt bồi thường mà còn an ủi ông đừng sợ và nhắc nhở ông đi đường nên chú ý hơn để tránh những chuyện tương tự.

Là một chuyên gia nổi tiếng về Tâm lý tội phạm học, giáo sư Lý Mai Cẩn phân tích: Đối với người có hoàn cảnh không tốt bằng mình không chỉ là việc làm nhân từ mà còn là tích đức và tiêu trừ tai họa cho bản thân. Bà chỉ ra, việc tàn nhẫn với kẻ yếu dễ gieo mầm mống nguy hiểm. Bởi kẻ yếu thế chẳng có gì cả, một khi bị dồn ép đến cùng cực, họ sẽ liều mạng chống trả và có thể gây ra thảm kịch.

Giáo sư Lý Mai Cẩn nói thêm, việc đối xử với người yếu thế hơn mình cũng chính là một loại trí tuệ trong cuộc sống, ngoài ra nó còn là cách quan trọng để duy trì một xã hội thân thiện và hài hòa.

Qua câu chuyện của bản thân hồi nhỏ, giáo sư Lý Mai Cẩn khuyên các bậc cha mẹ nên chú trọng dạy trẻ học cách sống, đối xử tử tế với những người yếu thế hơn mình. Điều này không chỉ giúp xây dựng một xã hội văn minh, mà còn giúp trẻ tránh được nhiều hiểm họa.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog